Thẻ: thay dầu phanh hcm

Phanh Không Ăn Dù Đã Đạp Hết Cỡ

Khi bạn đang di chuyển trên đường và cần phanh gấp, mặc dù đã đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn. Đa phần vấn đề do thiếu dầu, hở gioăng, nhưng đôi khi lại do hở xi-lanh bánh xe hoặc ổ trục dơ.

Đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn

Hệ thống phanh bắt đầu từ xi-lanh chính, lực đạp phanh đẩy pít-tông di chuyển nén dầu. Áp suất dầu nén kích xi-lanh bánh xe ép má phanh và đĩa phanh (cơ cấu phanh đĩa), hoặc guốc phanh vào tang trống (cơ cấu phanh tang trống). Lực ma sát tạo ra bên trong cơ cấu phanh kìm bánh quay chậm lại.

Trong tình huống đạp phanh chạm sàn mà phanh không ăn, bạn có thể sử dụng phanh tay, phanh bằng động cơ để dừng xe. Các phương án này thường vận hành thiếu ổn định, tùy thuộc vào khả năng xử lý tình huống của từng lái xe. Do đó cần khắc phục vấn đề hệ thống phanh chính không ăn ngay khi có thể.

Thiếu dầu phanh

phanh khong an

Hiển nhiên khi má phanh mòn, dầu trong bầu chứa của xi-lanh chính sẽ tụt xuống. Nhưng nếu má tốt mà thiếu dầu, chứng tỏ hệ thống đã hở ở đâu đó. Các vị trí đấu nối hoặc khu vực liên kết giữa phần cố định và di động của đường dầu thường là nơi dễ bị tổn thương nhất.

Dầu đầy trong xi-lanh chính cũng cần kiểm tra rò rỉ ở đuôi xi-lanh chính. Nếu xuất hiện dầu ở vòng đệm thì xi-lanh chính cần phải thay thế, nhưng trước đó hãy kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trên đường ống.

Do hở đệm kín, khi đạp phanh dầu phía trước pít-tông qua khe hở lọt về sau và quay về đường dầu hồi. Không tạo được áp lực dầu, phanh không ăn.

Rơ trục bánh xe

Ổ trục giữ bánh ở đúng vị trí khi quay. Nếu bị lỗi sẽ làm đĩa phanh hoặc tang trống đảo. Lúc bánh quay, chúng ép má phanh (guốc phanh) tụt vào trong. Khi đạp phanh, dù chân phanh chạm sàn lượng dầu vẫn không bù hết khe hở trong cơ cấu phanh. Trong tình huống này, có thể đạp liên lục 2 hoặc 3 lần, hệ thống sẽ được bù dầu và quay lại làm việc bình thường.

Khí lọt vào đường dầu

Yên phanh hoặc xi-lanh bánh xe bị lỗi, chúng có thể cho khí lọt vào đường ống khi tài xế nhả phanh (chân phanh hồi về). Áp suất dầu bị các bọt khí triệt tiêu dẫn đến mất phanh. Hệ thống cần được xả e (xả khí), nhưng trước đó phải khắc phục khe hở để tránh sự cố lần sau.

Nếu xe của bạn gặp sự cố về phanh không ăn, hãy mang đến garage uy tín sửa chữa ngay để đảm bảo cho an toàn của chính bạn và chiếc xe.  Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

NGUY CƠ ẨN GIẤU TỪ VIỆC DẦU PHANH NHIỄM NƯỚC

Dầu phanh nhiễm nước thường làm mất đi hiệu quả của hệ thống phanh, gây nguy hiểm cho tài xế khi đang lưu thông tên đường.

Dầu phanh đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì an toàn lúc lái xe. Các chuyên gia về xe ô tô khuyến cáo, chủ xe nên thay dầu phanh nếu chúng nhiễm nước, bị bẩn hoặc cần thay định kỳ 1 – 2 năm. Với một chiếc xe ô tô chạy khoảng 16.000 – 25.000 km mỗi năm, tài xế phải đạp phanh khoảng 75.000 lần. Với tần suất sử dụng phanh nhiều như vậy thì khi hệ thống phanh bị lỗi thường sẽ gây hoảng loạn cho tài xế.

BẢO DƯỠNG Ô TÔ
                                             vị trí thay dầu phanh

Lý do mà các chuyên gia khuyến cáo là do trong dầu phanh có chứa glycol. Đây là chất hút nước mạnh. Lâu ngày hơi nước có thể thẩm thấu qua ống cao su, vòng đệm. Hiện tượng này xuất hiện rõ ràng nếu xe sử dụng trong môi trường có độ ẩm không khí cao.

Dầu phanh có thể nhiễm tới 2% nước sau 1 năm sử dụng, 3% sau 18 tháng. Sẽ không khó khăn để tìm thấy các mẫu dầu lẫn 7 – 8% nước nếu xe đã sử dụng vài năm.

Dầu lẫn nước có nhiệt độ sôi thấp hơn dầu “khô”. Loại dầu DOT 3 sôi ở 205 độ C, như khi bị ẩm chúng chỉ còn 140 độ C. Nhiệt độ sôi của hầu hết các loại dầu DOT mới ở khoảng 240 đến 260 độ C. Nếu lẫn 1% nước, nhiệt độ sôi của DOT 3 còn 187 độ C. Nhiễm 2% là 160 độ C. Nếu 3% dầu sẽ sôi ở 145 độ C.

Dầu DOT 4 hút ẩm chậm hơn, nhưng nhiệt độ sôi lại giảm nhiều hơn DOT 3. Nếu nhiễm 3% nước, nhiệt độ sôi của DOT 4 có thể giảm còn một nửa.

Hệ thống phanh quá nhiệt khiến dầu sôi tạo ra bọt khí. Chiếm chỗ dầu lỏng trong hệ thống, bọt khí vô hiệu quá hệ thống phanh cho dù tài xế đạp phanh ngặt. Bên cạnh đó, dầu phanh nhiễm nước thúc đẩy quá trình ăn mòn các phần tử trong hệ thống phanh ABS.

Hệ thống phanh với dầu lẫn nước dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra an toàn. Mức dầu vẫn nằm trong giới hạn cho phép, đường ống tốt, đạp phanh vẫn thấy hiệu quả. Nhưng tất cả sẽ thay đổi khi hệ thống nóng nên và bọt khí hình thành và sẽ gây nguy hiểm cho tài xế. Vì vậy cần phải kiểm tra dầu phanh thường xuyên.

Nếu xe của bạn đang gặp vấn đề về hệ thống phanh hoặc bạn nghi ngờ dầu phanh bị nhiễm nước, bạn có thể mang xe tới garage uy tín để bảo dưỡng và sửa chữa. Tiên phong Auto có một đội ngũ chuyên viên tư vấn, kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hỗ trợ hiện đại luôn sẵn sàng kiểm tra, tư vấn, cung cấp những giải pháp tuyệt vời nhất cho chiếc xe của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

SỬA CHỮA Ô TÔ HCM