Thẻ: sửa chữa ô tô

NHÌN MÀU BUGI Ô TÔ ĐOÁN BỆNH

Theo những người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, căn cứ vào màu sắc của bugi chúng ta cũng có thể biết được những vấn đề mà động cơ xe ô tô đang gặp phải.

Mặc dù là một chi tiết nhỏ nhưng bugi lại giữ vai trò rất quan trọng. Bugi là thiết bị đánh lửa có cấu tạo gồm cực mát và cực âm. Bộ phận này tạo ra tia hồ quang điện giúp đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí. Vì bugi và động cơ có “mối quan hệ” thân thiết với nhau nên những biểu hiện bất thường của bugi cũng phản ảnh được phần nào tình trạng của động cơ xe.

1. Bugi màu đỏ gạch, vàng nâu biểu hiện động cơ hoạt động tốt

Nếu bugi có màu đỏ gạch hoặc nâu vàng thì bạn cứ yên tâm vì điều này chứng tỏ động cơ của xe vẫn bình thường, hỗn hợp nhiên liệu-hòa khí đạt tiêu chuẩn, những bộ phận cơ học khác hoạt động ổn định.

bảo dưỡng ô tô

2. Bugi đen và khô cho biết bộ chế hòa khí có vấn đề

Khi phát hiện thấy bugi có màu đen và khô chứng tỏ tỉ lệ nhiên liệu-khí đang chưa hợp lý (giàu nhiên liệu) và bạn cần nhanh chóng kiểm tra bộ chế hòa khí. Hiện tượng bugi có màu đen và khô thường là do hỗn hợp đốt chứa nhiều nhiên liệu hơn bình thường hoặc người lái chạy cầm chừng quá mức. Nếu bạn phát hiện khói đen thoát ra từ ống xả thì chứng tỏ xe đang chạy ở chế độ giàu nhiên liệu. Hiện tượng này thường là do lọc khí bẩn, bướm gió bị kẹt hoặc chế hòa khí hỏng.

bảo dưỡng ô tô

3. Bugi đen và ướt có thể là biểu hiện của dầu lọt vào xi-lanh

Nếu dầu lọt vào xi-lanh thì khi bị đốt sẽ sinh ra muội và bám vào bugi. Bên cạnh đó, dầu sẽ khiến đầu bugi ướt. Việc dầu lọt vào xi-lanh có thể là do hở séc-măng, hở van hoặc thành xi-lanh bị mài mòn quá mức.

bảo dưỡng ô tô

Ngoài ra, nếu bạn phát hiện có khói xanh và mùi khét thì cần nhanh chóng kiểm tra để sửa chữa động cơ. Nếu là động cơ 2 thì, hiện tượng trên có thể là do dầu dẫn động lọt vào từ các-te.

 

4. Bugi có màu xám trắng là dấu hiệu của nhiệt độ trong khoang động cơ vượt quá tiêu chuẩn

Bugi có màu xám trắng là dấu hiệu của việc nhiệt độ trong khoang động cơ vượt quá mức tiêu chuẩn hoặc do loại bugi đang sử dụng không phù hợp với động cơ xe vì khoảng nhiệt lớn hơn thông số kỹ thuật. Lúc này, bạn cần kiểm tra thật kỹ nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị nóng.

bảo dưỡng xe ô tô

Các chuyên gia tư vấn xe hơi cũng cho biết, bugi có màu xám trắng cũng có thể là do các nguyên nhân như chỉ số Octan trong nhiên liệu thấp, bộ phận làm mát gặp trục trặc, tỉ lệ hỗn hợp đốt nhiều không khí, nhớt thiếu hoặc hở trục lót khuỷu.

Nếu màu bugi xe của bạn không phải vàng nâu hay đỏ gạch, hoặc xe bạn đang có vấn đề thì nên mang xe tới garage uy tín kiểm tra vì nếu để lâu sẽ làm cho xe giảm tuổi thọ và tăng chi phí sửa chữa. Tiên Phong Auto là một garage chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng với đội ngũ kì thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị chẩn đoán hiện đại sẽ kiểm tra, chẩn đoán, hỗ trợ và tư vấn những giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn với mức giá cạnh tranh.

cover

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

XE Ô TÔ BỊ ÒA GA

Van không tải, bướm ga cùng cảm biến vị trí bướm là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị òa ga.

  1. Bản chất của hiện tượng òa ga

Òa ga được hiểu là hiện tượng vòng tua máy cao bất thường ở chế độ chạy không tải. Ở chế độ này, tùy thuộc vào từng loại động cơ, dòng xe và phụ tải (điều hòa có đang bật hay không) mà tốc độ vòng tua máy vào khoảng từ 800 – 1.000 vòng/phút. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, bản chất của òa ga là do sự bổ sung lượng gió và nhiên liệu cung cấp cho động cơ ô tô ở chế độ không tải nằm ngoài kiểm soát của lái xe.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

  1. Nguyên nhân của hiện tượng òa ga

Van không tải, bướm ga cùng cảm biến vị trí bướm là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng  xe ô tô bị òa ga.

– Với xe ô tô cũ sử dụng chế hòa khí như Mitsubishi Jolie hay Kia Pride CD-5… òa ga là do quá trình chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, các thợ máy lắp sai đường ống phụ. Các đường ống phụ này hoạt động ở chế độ: khởi động nguội, không tải, sấy nóng, bù ga….

Nguyên nhân của hiện tượng òa ga còn có thể là do bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đóng hoàn toàn sau thời gian dài sử dụng. Lúc này, không khí đi qua cả đường gió chính và phụ gây “ngốn” xăng và làm tăng vòng tua máy. Ngoài ra, bướm ga không đóng kín còn có thể do bụi bẩn hay kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bàn đạp chân ga yếu.

sửa chữa ô tô

– Với các dòng ô tô phun xăng điện tử, phần họng hút – vị trí sử dụng các cảm biếm bao gồm: cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp…sẽ không còn các đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí. Do đó, việc cung cấp nhiên liệu sẽ được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ ô tô thông qua các tín hiệu nhận từ cảm biến. Dẫu vậy, dòng xe phun xăng điện tử lại có nhiều “nguồn cơn” dẫn đến òa ga hơn.

Nguyên nhân đầu tiên là van điều khiển chế độ không tải. Tùy theo chế độ động cơ, loại van này có nhiệm vụ tự động điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ. Trường hợp van không tải bị bẩn hoặc kẹt hoặc chết thì chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo. Vì vậy, ô tô rất dễ bị òa ga hoặc chết máy.

Bên cạnh đó, cảm biến vị trí bướm ga hoạt động sai lệch hay chết dẫn đến việc nhận biết chế độ không tải của ECU không còn chính xác. Đối với các dòng ô tô sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, hiện tượng òa ga sẽ dễ sửa chữa hơn do van không tải và cảm biến vị trí bướm ga riêng biệt. Trong khi đó, ô tô dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí được tích hợp với nhau nên chỉ có thể cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

sửa chữa ô tô

Nếu xe của bạn xảy ra hiện tượng òa ga, hãy mang xe đến garage Tiên Phong Auto để được kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn những giải pháp tốt nhất. Tiên Phong Auto với đội ngũ kỹ thuật viên kinh nghiệm và trang thiết bị chẩn đoàn hiện đại nhất sẽ mang lại điều tốt nhất cho xe của bạn.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Dầu thắng ô tô và những điều cần lưu ý

Ngoài việc thay dầu động cơ thì việc thường xuyên kiểm tra và thay dầu định kỳ cho hệ thống phanh thủy lực trên xe hơi cũng là điều tối quan trọng.

phanh_0617_02
Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ô tô, dầu phanh đóng vai trò quyết định tới sự vận hành an toàn của xe. Dầu phanh có đặc tính vật lý khác hoàn toàn với các loại dầu mỡ bôi trơn động cơ, dầu trợ lực lái. Nếu như các loại dầu này có tác dụng làm giảm ma sát, làm mát ổ trục máy… thì dầu phanh lại đảm nhận vai trò truyền lực là chủ yếu. Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.

Các dòng xe ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 3 loại dầu phanh chính gồm dầu DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Trong đó loại DOT 3 và DOT 4 được sử dụng phổ biến và chúng có đặc tính háo nước còn DOT 5 thì không có tính háo nước.

Cần kiểm tra dầu phanh sau một thời gian sử dụng nhất định để luôn đảm bảo mức dầu cho phép xe vận hành an toàn. Khi phát hiện mức dầu xuống thấp, dầu bị nhiễm không khí hoặc nước, cần kịp thời bổ sung hoặc thay dầu.

Các bước kiểm tra dầu phanh.

dung-chu-quan-voi-dau-phanh-1

Mở nắp ca-pô và quan sát bình dầu phanh. Bình này có 2 vạch: vạch trên ghi chữ “fill to”, “full”, hoặc “maximum”; vạch dưới ghi chữ “add” hoặc “minimum”. Một số dòng xe đời mới, trên bình dầu phanh có gắn cảm biến mức dầu. Khi dầu xuống dưới mức thấp đèn báo hiệu sẽ nổi trên táp-lô.

Dầu phanh ở mức thấp có thể do rò rỉ trong hệ thống phanh hoặc má phanh, đĩa phanh quá mòn. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm dầu nhưng phải hút bớt đi khi thay má hoặc đĩa phanh mới.

Lưu ý sử dụng đối với dầu phanh

– Thay dầu phanh định kỳ mỗi 40.000km vận hành hoặc từ 2-3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Dầu phanh có tính tẩy sơn mạnh, vì vậy tuyệt đối không để dầu phanh tiếp xúc với vỏ xe.

– Tốt nhất là nên sử dụng đúng loại dầu phanh được nhà sản xuất khuyến cáo.

– Không sử dụng dầu DOT 5 cho những xe được khuyến cáo dùng dầu phanh DOT 3 hoặc DOT 4.

– Có thể dùng dầu DOT 4 cho hệ thống phanh dùng dầu DOT 3 nhưng không nên làm ngược lại.

– Không nên dùng dầu trong lọ đã mở ra quá lâu (khoảng 1 năm).

 

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình bảo dưỡng ô tô như thế nào? Ở đâu bảo dưỡng ô tô uy tín?

I. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Bước 1: Tiếp nhận & kiểm tra xe cần sửa chữa hoặc bảo dưỡng.
Cố vấn dịch vụ tiếp nhận xe.
Cố vấn dịch vụ và kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lỗi của xe.
Cố vấn dịch vụ và kỹ thuật tiến hành kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị khác nếu thấy hiện tượng khả nghi
Cố vấn dịch vụ ghi lại toàn bộ các lỗi đã kiểm tra vào phiếu kiểm tra, hoặc phiếu bảo dưỡng.

bảo dưỡng xe ô tô
Bước 2: Thông báo tình trạng xe cho khách hàng.

Cố vấn dịch vụ thông báo các lỗi cần sửa chữa cho khách hàng.
Tư vấn cho khách hàng các hạng mục cần sửa chữa.
Báo giá phụ tùng thay thế và tiền công sửa chữa.
Xác định thời gian bàn giao xe .
Khách hàng duyệt giá và yêu cầu sửa chữa.
Bước 3: Tiếp nhận sửa chữa và bảo dưỡng.

Quản đốc xuất lệnh sửa chữa / bảo dưỡng cho các nhóm kỹ thuật viên.
Bước 4: Tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng.
Kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa và thay thế phụ tùng hoặc bảo dưỡng.

kiểm tra xe ô tô
Bước 5: Kiểm tra và giao xe.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ và khách hàng cùng tiến hành kiểm tra xe trước khi giao.
Khách hàng thanh toán chi phí sửa chữa tại phòng kế toán.
Kỹ thuật viên rửa xe, lau dọn và vệ sinh xe.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ bàn giao xe cho khách hàng.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho khách hàng liên lạc khi cần thiết.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp
Bước 6: Chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng gọi điện hỏi thăm khách hàng trong vòng từ 3 đến 7 ngày sau khi xe được giao cho khách hàng.
Bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết khiếu nại của khách hàng (nếu có).
Bộ phận chăm sóc khách hàng thông báo các chương trình khuyến mãi (nếu có).

II. BẢO DƯỠNG Ô TÔ Ở ĐÂU UY TÍN?

Tiên Phong Auto – Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp

Tiên Phong Auto cam kết:

– Chi phí bảo dưỡng tối ưu nhất.

– Tư vấn/hỗ trợ 24/7 khi có sự cố xảy ra. 

– Tiếp nhận sửa chữa, bảo dưỡng nhanh chóng.

– Ưu tiên thời gian bảo dưỡng nhanh nhất.

– Vệ sinh, hút bụi, rửa xe sau khi bảo dưỡng. 

 Phụ tùng đảm bảo chính hãng, mới 100%, được bảo hành theo đúng tiêu chuẩn (6 tháng hoặc 10,000km).

Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về bảo dưỡng xe ô tô tại Tiên Phong Auto vui lòng liên hệ: 090.11.88.569

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Quy trình sửa chữa ô tô như thế nào? Ở đâu sửa chữa ô tô uy tín?

I. Quy trình sửa chữa ô tô

Chúng tôi áp dụng một Quy trình gồm 7 bước trong sửa chữa xe ô tô – đầy đủ bắt đầu từ khâu từ kiểm tra xe, sửa chữa và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Khu vuc sua chua chung

Bước 1: Kiểm tra xe

1.1 Bộ phận Dịch vụ tiếp nhận xe và ghi nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng

1.2 Xưởng tiến hành kiểm tra lỗi của xe và các lỗi liên quan của xe

1.3 Kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị khác (nếu nhận thấy có vấn đề)

1.4 Ghi chép tỉ mỷ các lỗi cần sửa vào phiếu yêu cầu sửa chữa.

Bước 2: Báo lỗi & Báo giá

2.1 Bộ phận dịch vụ thông báo các lỗi cần sửa chữa và tư vấn cho khách hàng về các hạng mục sửa chữa

2.2 Báo giá cho các hạng mục cần sửa chữa

2.3 Khách hàng duyệt giá và thông báo đề nghị sửa chữa.

Bước 3: Tiếp nhận

3.1 Bộ phận Dịch vụ và Xưởng xác nhận Đề nghị sửa chữa của khách hàng

3.2 Bộ phận kỹ thuật tiếp nhận Lệnh sửa chữa

Bước 4: Sửa chữa

4.1 Bộ phận kỹ thuật tiến hành sửa chữa.

4.2 Thông báo cho Bộ phận Dịch vụ/khách hàng những vấn đề phát sinh nếu có.

4.3 Cập nhật tiến độ sửa chữa cho khách hàng theo dõi.

4.4 Xưởng tiến hành kiểm tra mọi chi tiết & vệ sinh xe sau khi sửa chữa xong.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Bước 5: Kiểm tra chất lượng

Đại diện Xưởng, Phòng Dịch vụ và khách hàng tiến hành kiểm tra chất lượng. Khi đạt yêu cầu khách hàng có thể giao xe.

Bước 6: Giao xe

6.1 Khách hàng thanh toán chí phí.

6.2 Xưởng ký biên bản bàn giao xe cho khách hàng.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng.

7.1 Cung cấp/ nhắc lại số điện thoại Hotline để khách hàng gọi trong trường hợp cần thiết.

7.2 Bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại (nếu có). Mọi thông tin về khiếu nại chất lượng dịch vụ, con người cũng như công việc sửa chữa bảo hành của khách hàng đều được theo dõi trên hệ thống.

7.3 Bộ phận chăm sóc khách hàng thông báo các chương trình khuyến mại (nếu có)

II. Garage sửa chữa ô tô uy tín tại HCM

[Garage ô tô Tiên Phong] Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô - Phụ tùng OEM - Chăm sóc, làm đẹp xe - Bảo hiểm xe - Cứu hộ giao thông 24/24

Tiên Phong Auto tự hào là một trong 10 garage sửa chữa ô tô uy tín nhất TP HCM, là garage sửa chữa ô tô tư nhân có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hàng đầu TP HCM.
Garage Tiên Phong garage sửa chữa ô tô uy tín với các dịch vụ như sau:
– Sửa chữa xe ô tô.
– Bảo dưỡng xe ô tô.
– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô.
– Phụ tùng xe ô tô.
– Bảo hiểm xe ô tô.
– Cứu hộ giao thông 24/24.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, thân thiện với khách hàng. Garage ô tô Tiên Phong đã được các đơn vị kinh doanh với số lượng xe lớn tin tưởng.
Để giữ vững danh hiệu Garage sửa chữa ô tô uy tín tại TP HCM, Tiên Phong Auto không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng một cách xuất sắc những yêu cầu của khách hàng.
Đến với Garage Sửa chữa ô tô Tiên Phong, Quý khách sẽ nhận được:
– Phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
– Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cạnh tranh.
– Thời gian sửa chữa, bảo dưỡng nhanh chóng.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Thủy kích là gì? Khi bị thủy kích cần làm gì?

Đi qua vùng ngập nước, khả năng “xế yêu” của bạn bị nước làm chết máy gây ra hỏng hóc là rất lớn. Vậy hiện tượng này là gì và làm sao để tránh được điều đó cũng như những hậu quả và cách phòng ngừa?

Thủy kích là gì?

       1.Thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.
Thủy kích là gì?
Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe cấp bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt.

2. Giải pháp phòng ngừa:

Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những thành phố lớn, để phòng xa cho những rủi ro này, tốt nhất nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích.

Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng từ 0,2 – 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập:

– Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.

– Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

làm gì khi bị thủy kích

– Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.

– Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.

– Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

– Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

Thủy kích là gì?

– Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).

– Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

3. Khi có dấu hiệu thủy kích cần làm gì.

Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).

Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Xe bị thủy kích sẽ tùy thuộc vào mức độ hư hỏng. Bạn phải tháo rời động cơ ra để kiểm tra hư hỏng thì mới quyết định được iệc thay thế chi tiết. Thông thường là phải thay tay biên, nặng hơn thì thủng lốc máy, cong trục khuỷu, thay xéc măng hoặc piston. Việc tháo rời động cơ để thay thế các chi tiết hỏng, cong, gãy… có thể phải kéo theo việc thay thế một số chi tiết khác như gioăng quy lát, phớt đuôi trục cơ, các loại dầu,.. Chính vì thế, việc sửa chữa một chiếc xe bị thủy kích thường tốn thời gian và tiền bạc – “rất đau đầu”

Thủy kích là gì?

Sau cùng, lời khuyên ngắn gọn của chúng tôi: Hãy kiểm tra mức nước trước khi đi, gọi cứu hộ nếu bị chết máy và tuyệt đối không đề lại để tránh những hư hỏng nặng đáng tiếc cho động cơ.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Mẹo xử lý xe dính đinh mà không cần thay lốp

Thông thường, việc đi xe về quê ăn Tết luôn luôn là một trong những hoạt động thường niên. Tuy nhiên, trên đường đi không tránh khỏi những lúc bị “đinh tặc” tấn công.

xe ô tô dính đinh

Dưới đây là trình tự xử lý sự cố lốp xe cơ bản mà bạn nên biết để chuẩn bị cho mọi trường hợp xấu nhất.

1. Đỗ xe vào lề đường và vùng an toàn, bật đèn khẩn cấp để cảnh báo các tài xế khác (đây là kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn đầu tiên mà bạn chắc chắn cần chú ý)

2. Chuẩn bị dụng cụ để tháo lắp bánh xe, các dụng cụ này thường đi kèm theo xe.

3. Tháo lỏng bu-lông cố định bánh xe bằng bằng tròng và ống tuýp, chú ý phải vặn ngược chiều kim đồng hồ, nếu quá chặt bạn có thể dùng chân để tăng lực.

4. Kích bánh xe tháo hẳn ra ngoài

5. Gắn lốp dự phòng theo quy trình ngược lại, kiểm tra áp suất lốp. Nếu thiếu hơi thì dùng bơm điện để bơm.

6. Đặt lốp vừa thay vào vị trí lấy lốp dự phòng và tiếp tục lên đường

Trong trường hợp xe của bạn không có lốp dự phòng hoặc dụng cụ theo xe không tháo được lốp do quá chặt thì bạn có thể làm theo cách sau.

– Chuẩn bị: vài chiếc đinh vít có kích cỡ khác nhau, một đoạn cao su non (loại thợ sửa ống nước hay dùng), một chiếc dùi sắt có đầu nhọn.

Dựa theo một số kinh nghiệm sử dụng xe ô tô lâu năm, hầu hết các mẫu xe hiện này đều là lốp không săm, nên nếu đinh không bị tuột ra thì lốp vẫn có thể giữ hơi được vài ngày, thậm chí đến cả tháng liền. Vậy nên bạn có thể thử cách sau:

1. Xác định vị trí bị đinh cắm vào, có thể đánh dấu nếu muốn

2. Lấy đinh vít có kích thước tương tự vết thủng, cuộn cao su quanh vít rồi ấn vào vết thủng, nếu vẫn lỏng hãy dùng đinh to hơn và thêm đủ cao su để chiếc đinh gắn chặt vào lốp, có thể dùng dùi sắt đánh vào để thêm chặt.

3. Theo dõi độ căng của lốp (nếu không biết có thể xem hướng dẫn kiểm tra áp suất lốp xe ô tô). Trong trường hợp lốp non, bạn có thể lấy bơm điện bơm căng lốp như cũ và lên đường.

 

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

CÔNG NGHỆ CHỐNG NHẦM CHÂN GA – SẢN PHẨM “CÂY NHÀ LÁ VƯỜN” CỦA NGƯỜI VIỆT

Để sở hữu bộ chống nhầm chân ga, chân phanh với công tắc kích hoạt On/Off tùy ý, tài xế Việt phải bỏ ra chi phí khoảng 4 triệu VNĐ

Công nghệ chống nhầm chân ga – sản phẩm “cây nhà lá vườn” của người Việt

xe ô tô
Mới đây, tại Sài Gòn xuất phát từ thực tế trường hợp nhầm chân ga, chân phanh khi lái ô tô, đặc biệt với xe số tự động, anh Nguyễn Long Uy Bảo cùng bạn đã sáng chế ra hệ thống hạn chế rủi ro nói trên và được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế số 14087 ngày 18/5.

Hệ thống này có cấu tạo gồm cảm biến độ tốc độ đạp chân ga, truyền thông tin về bộ vi xử lý, các bộ phận cơ khí và vi mạch điện tử kết hợp với nhau, từ đó ra lệnh cho một cần phanh tự động kéo chân phanh xuống để hạn chế tốc độ, đồng thời phát ra âm thanh và đèn cảnh báo. Hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tai nạn do xe tăng tốc ngoài kiểm soát bằng cách tác động trực tiếp lên chân phanh khi người lái xe vô tình đạp nhầm lên chân ga với lực mạnh. Đặc biệt, hệ thống này lấy nguồn trực tiếp từ ắc-quy để không ảnh hưởng tới những hệ thống dùng điện khác trên xe như trợ lực lái, ABS.

Với hệ thống này, tài xế thích phong cách lái thể thao hay trường hợp cần đạp ga lớn để vượt xe khác trên đường cao tốc sẽ không ảnh hưởng, bởi lẽ người lái có thể chủ động chọn bật hay tắt thì hệ thống là xe sẽ trở về bình thường như thiết kế ban đầu

Ngoài ra chân ga tác động vào công tắc sẽ cho kết quả phản ứng tự động phanh tương tự như thông tin từ cảm biến trong trường hợp tài xế bất ngờ đạp mạnh chân ga lút sàn khi đang vê ga, tức chân ga vượt qua ngưỡng theo dõi của cảm biến. Anh Bảo cho hay “Công nghệ này đã được lắp thử nghiệm trên chiếc Ford Escape có động cơ tới 3 lít và cho kết quả thành công đúng theo dự tính ban đầu”.

Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có hãng xe hay hãng phụ tùng nào áp dụng công nghệ này bởi trong mỗi hoàn cảnh các thao tác chân ga, chân phanh của tài xế sẽ khác nhau, do đó để thực sự áp dụng thành công trên xe thương mại, cần lắp công nghệ này và chạy thử trong nhiều dạng địa hình và điều kiện lái đa dạng hơn.

Với mức giá khoảng 4 triệu đồng, mỗi tác dụng phanh mạnh như đạp gấp hay chỉ cần một lực vừa đủ để từ từ giảm tốc, hệ thống chống nhầm chân ga sẽ được điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu xuất phát từ thực tế trên mỗi loại địa hình.

Kinh Nghiệm Xử Lý Xe ÔTô Mất Phanh

Kinh nghiệm xử lý xe ô tô khi mất phanh – một trong số các tình huống mà các tài xế vô cùng ngán ngẩm, sợ hãi nhất. Hãy tham khảo !

Mất phanh xe là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà các tài xế vô cùng ngán ngẩm, sợ hãi. Vậy khi tình huống” ngàn cân treo sợi tóc” đó xảy ra, các xế phải làm gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thuê Xe Việt Nam nhé !

Lam-gi-khi-o-to-mat-phanh(1)
1. Giữ bình tĩnh

Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Nếu người tài xế mà không giữ được bình tĩnh thì sẽ không đủ tỉnh táo để giải quyết việc gì và cũng làm cho những người xung quanh rất hoảng sợ vì thế tai nạn có thể xảy ra thảm khốc hơn.
Hãy giữ bình tĩnh để quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

2. Nhả chân ga – giảm tốc độ

Trong tình huống mất phanh bất ngờ, người tài xế nên nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.

3. Đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS – hệ thống chống bó cứng phanh, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

4. Nhả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp.
Nếu bạn đi xe số sàn hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.

5. Không được tắt động cơ.

Bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Đặc biệt, ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

6. Dùng phanh tay

Khi sử dụng phanh tay bạn cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

7. Bật đèn cảnh báo

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

8. Đánh võng nếu có thể

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc.

9. Dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

10. Chọn điểm an toàn cho xe đâm

Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.
Vì vậy để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra thì trước khi thuê xe, tài xế lên kiểm tra kỹ hệ thống xe trước nhé !

Lái xe an toàn ngày Tết cần lưu ý gì?

Tập thói quen chạy đúng luật, đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.

Tiên Phong Auto
Trước hết, điều bạn có là niềm tin. Không có lòng tin, không làm được việc gì cả. Khi đã đủ, tức tay lái đã khá vững (có thể chưa đi đường xa, nhưng được kiểm chứng lúc tập lái, nhận Giấy phép lái xe và trên những lần loanh quanh đường ngắn).
Thực hiện chuyến đường dài, chủ động trước vô-lăng, bạn nên thực hiện những công việc cần thiết:
1. Sức khỏe tốt
Đồng nghĩa rằng hôm trước chớ ăn uống quá mức. Đừng để vừa đi vừa giải quyết hậu quả các món ăn. Đừng để bia rượu làm bạn uể oải. Dĩ nhiên, cố gắng tránh chúc tụng quá đà, khiến bạn mất ngủ rồi lại gật gà hôm sau.
2. Trước khi đi, bạn nên kiểm tra: Thời tiết và xe
Thời tiết: Xem tin tức thời tiết và kết hợp với việc bạn quan sát thực tế. Trời miền bắc chắc chắn sẽ lạnh rồi, nhưng xem có mưa hay không. Mưa phùn làm đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nghĩa là bạn phải cẩn trọng hơn trong mọi tình huống.
Xe: Nếu xe riêng của gia đình, trước Tết nên cho vào xưởng kiểm tra bình ắc-quy, lốp, phanh… Nếu xe thuê tự lái, bạn nên bảo chủ cửa hàng kiểm tra giúp những điều đó, nhất là bình ắc-quy, lốp cùng hệ thống phanh. Tránh chuyện giữa đường nghỉ ngơi tí, xong đề không nổ do hết điện hay xịt lốp. Ngày đó khó kiếm chỗ sửa và gọi cứu hộ lắm đấy.
Sáng dậy, đi vòng quanh xe, nhìn 4 cái lốp xem có căng không (nếu chưa quen thì nên nhờ ai đó hoặc chỗ thuê xe), ta-lông lốp ở mức độ nào, 4 bánh có mòn ta-lông đều nhau không. Sau đó mở nắp ca-pô đằng trước, kiểm tra đổ nước mát và nước rửa kính đầy đủ nhé.
Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm bạn bối rối.
Kết hợp thử phanh thì thử côn (ly hợp) luôn (nếu là xe số sàn). Xem côn có “ngọt”? Có dắt số khó vào không. Làm thế để dọc đường bạn chủ động và “biết” về tật của “vợ hai”.
Kiểm tra vật dụng. Bộ phụ tùng, lốp dự phòng, có thể có thêm mấy đoạn dây điện và đèn pin. Bạn nên biết cách thay lốp dự phòng. Vật dụng cá nhân như nước, đĩa nhạc, giấy vệ sinh, túi nilon…đồ ăn dọc đường.
3. Lên đường
Ngồi lên cabin, trước mặt là vô-lăng rồi. Thở một hơi thật sâu, chỉnh ghế và gương ở vị trí hợp lý nhất. Thắt dây an toàn, nhắc vợ kiểm tra lại lần cuối còn thiếu gì không (vì nếu thiếu, dọc đường cứ hay lăn tăn nghĩ đến thứ thiếu đó sẽ mất tập trung). Có thể buông một câu đùa vui với vợ và cậu con trai.
Nổ máy và để xe tự nhiên khoảng 15-30 giây nhé. Tai lắng nghe, xem tiếng máy có gì lạ? Mắt quan sát hệ thống đèn báo động cơ, đèn báo cửa chưa đóng kín, đồng hồ báo xăng…thử luôn hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Nếu có bất thường thì phải khắc phục ngay.
Đấm số, nới côn, thả lỏng tâm hồn, vẫy tay hôn tạm biệt mọi người và từ từ lăn bánh!
Bạn hãy nhớ cho mình câu này thôi: Mười vụ tai nạn chín vụ nhanh, Xe nhanh anh hùng không được lái. Bình tĩnh mà đi nhé bạn, không vội vã, không lấn đường, không bực tức, không cản đường thằng khác. Nhanh chóng nhớ lại những gì học ở trường dạy lái, ở sách vở, báo chí, bạn bè để có chút kiến thức cho cuộc hành trình. Đi đúng tốc độ qui định.
Lễ Tết các “anh ý” không làm anh hùng núp đâu, nhưng tập thói quen chạy đúng luật. Đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.
Hãy thư thả, “chú nhất, anh bét chứ không cần làm nhì”. Anh cứ cho chú đi trước còn anh thư thả anh đi. Anh đi thì anh đến, chú chạy thì chú cũng đến nhưng coi chừng đến bệnh viện! Một điều nữa, hãy nhớ xe mình là “vỏ trứng”. Dễ “vỡ” lắm đấy nên xử lý non đi (ở đây không phải là non tay) mà là xử lý sớm chút. Đừng đến đít rồi mới phanh dúi phanh dụi, nhất là trời mưa đường trơn. Bạn có nguy cơ hôn đít xe khác. Chán lắm! Xe sau hôn đít bạn thì bạn cũng không vui tí nào.
Cố gắng côn số hợp lý, đừng để xe chết máy, đừng chạy quá chậm hoặc giật cục. Đừng có thói quen hơi một chút là phanh đỏ đít lên, xe sau khó chịu lắm và nó sẽ cố vượt, dễ gây chuyện đó. Phóng tầm mắt quan sát rộng và xa ra, tiên đoán tình huống. Có thể vượt khi được phép hoặc an toàn. Xe yếu đừng cố quá nhé.
Quan sát kỹ xe chạy trước hoặc ngược chiều. Và điều nữa là đừng bao giờ xa rời gương chiếu hậu!
Nếu có thói quen hút thuốc nên nghỉ hút chứ đừng vừa chạy vừa hút. Có điện thoại nên để vợ nghe (nhạy cảm thì cúp ngay) vì nếu chạy chưa quen dễ mất tập trung lắm. Gặp sự cố, quan trọng là bình tĩnh. Ví dụ như có xe cắt mặt, đánh võng hoặc phanh gấp thì kìm nén hết sức, xử lý tình huống.
Hoặc chậm chậm mà đi, hoặc là dừng lại cho nó đi hẳn. Sẵn sàng bấm 113 khi cần. Đừng ngại!
Nói nhiều quá rồi, dù còn muốn nói nhiều nữa vì ai chả có những bước chập chững đầu tiên. Sau cuộc đi, bạn sẽ rút nhiều kinh nghiệm!
Bạn hãy nhớ giúp: Bình tĩnh, tự tin, chậm mà chắc, đến đích an toàn! Trên đây chỉ là những điều đúc rút từ bản thân, mong bạn đọc có thêm kinh nghiệm tí nào thì hay tí đó.