Thẻ: ô tô không phanh được

Phanh Không Ăn Dù Đã Đạp Hết Cỡ

Khi bạn đang di chuyển trên đường và cần phanh gấp, mặc dù đã đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn. Đa phần vấn đề do thiếu dầu, hở gioăng, nhưng đôi khi lại do hở xi-lanh bánh xe hoặc ổ trục dơ.

Đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn

Hệ thống phanh bắt đầu từ xi-lanh chính, lực đạp phanh đẩy pít-tông di chuyển nén dầu. Áp suất dầu nén kích xi-lanh bánh xe ép má phanh và đĩa phanh (cơ cấu phanh đĩa), hoặc guốc phanh vào tang trống (cơ cấu phanh tang trống). Lực ma sát tạo ra bên trong cơ cấu phanh kìm bánh quay chậm lại.

Trong tình huống đạp phanh chạm sàn mà phanh không ăn, bạn có thể sử dụng phanh tay, phanh bằng động cơ để dừng xe. Các phương án này thường vận hành thiếu ổn định, tùy thuộc vào khả năng xử lý tình huống của từng lái xe. Do đó cần khắc phục vấn đề hệ thống phanh chính không ăn ngay khi có thể.

Thiếu dầu phanh

phanh khong an

Hiển nhiên khi má phanh mòn, dầu trong bầu chứa của xi-lanh chính sẽ tụt xuống. Nhưng nếu má tốt mà thiếu dầu, chứng tỏ hệ thống đã hở ở đâu đó. Các vị trí đấu nối hoặc khu vực liên kết giữa phần cố định và di động của đường dầu thường là nơi dễ bị tổn thương nhất.

Dầu đầy trong xi-lanh chính cũng cần kiểm tra rò rỉ ở đuôi xi-lanh chính. Nếu xuất hiện dầu ở vòng đệm thì xi-lanh chính cần phải thay thế, nhưng trước đó hãy kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trên đường ống.

Do hở đệm kín, khi đạp phanh dầu phía trước pít-tông qua khe hở lọt về sau và quay về đường dầu hồi. Không tạo được áp lực dầu, phanh không ăn.

Rơ trục bánh xe

Ổ trục giữ bánh ở đúng vị trí khi quay. Nếu bị lỗi sẽ làm đĩa phanh hoặc tang trống đảo. Lúc bánh quay, chúng ép má phanh (guốc phanh) tụt vào trong. Khi đạp phanh, dù chân phanh chạm sàn lượng dầu vẫn không bù hết khe hở trong cơ cấu phanh. Trong tình huống này, có thể đạp liên lục 2 hoặc 3 lần, hệ thống sẽ được bù dầu và quay lại làm việc bình thường.

Khí lọt vào đường dầu

Yên phanh hoặc xi-lanh bánh xe bị lỗi, chúng có thể cho khí lọt vào đường ống khi tài xế nhả phanh (chân phanh hồi về). Áp suất dầu bị các bọt khí triệt tiêu dẫn đến mất phanh. Hệ thống cần được xả e (xả khí), nhưng trước đó phải khắc phục khe hở để tránh sự cố lần sau.

Nếu xe của bạn gặp sự cố về phanh không ăn, hãy mang đến garage uy tín sửa chữa ngay để đảm bảo cho an toàn của chính bạn và chiếc xe.  Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

NGUYÊN NHÂN PHANH Ô TÔ BỊ HƯ

Hiện nay, rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến phanh ô tô bị hư. Phanh xe là bộ phận quan trọng góp phần hạn chế tối đa những rủi ro mà lái xe có thể gặp trong quá trình di chuyển. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết phanh xe bị hỏng để có những biện pháp sửa chữa kịp thời.

Những nguyên nhân phanh ô tô bị hư

phanh o to bi hu

Đạp phanh bị hẫng

Khi đạp phanh, nếu lái xe có cảm giác bị hẫng thì nhiều khả năng phanh đã bị mất áp suất. Việc mất áp suất này diễn ra do xy lanh phanh bị trầy xước hay rỗ khiến cho dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh. Ngoài ra, việc đạp phanh bị hẫng trong nhiều trường hợp còn do ô dẫn dầu bị rạn, nứt khiến dầu bị rò rỉ. Khi gặp trường hợp đạp phanh bị hẫng, lái xe không nên đạp phanh đột ngột để tránh khả năng ô dẫn dầu có thể bị vỡ.

Phanh không nhả (Bó phanh)

Phanh không nhả (nhiều người còn gọi đây là hiện tượng bó phanh) thường là do lò xo kéo hoặc hồi bị má phanh làm hỏng. Ngoài nguyên nhân này thì còn có một số trường hợp phanh không nhả là do khô dầu, xy-lanh bị kẹt hoặc thao tác tay lái xe sai như: phanh tay điều chỉnh sai, hành trình của chân phanh không đúng…

Đạp phanh thấy nặng

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đa phần các hãng sản xuất xe đều sử dụng trợ lực chân không để giảm bớt vật vả cho người điều khiển xe. Khi lái xe đạp phanh mà thấy nặng thì nhiều khả năng là do trợ lực chân không bị hỏng. Nguyên nhân khiến trợ lực bị hỏng thường là do không khí lọt vào, tạo ra sự chênh lệch áp suất.

Ngoài nguyên nhân trợ lực chân không bị hỏng thì việc đạp phanh thấy nặng còn có thể là do đường ống dẫn dầu bị tắc khiến áp lực dầu tăng cao nhưng không truyền được tới cơ cấu phanh.

Đạp phanh hết cỡ nhưng xe không dừng

Khi bạn đạp phanh hết cỡ mà xe vẫn không dừng thì thường là do hệ thống phanh bị thiếu dầu thắng hoặc có không khí lọt vào dẫn đến cần đẩy pitong xylanh chính bị cong hoặc má phanh quá mòn, không còn ma sát.

Đạp phanh thấy xe bị lệch

Khi đạp phanh mà bạn thấy xe bị lệch thì chứng tỏ tác động của phanh lên các bánh đang không đều. Bạn cần đưa xe đến các garage uy tín để kiểm tra ngay nhằm tránh nguy cơ xe bị lật khi phanh.

Đạp phanh có tiếng kêu ken két

Khi đạp phanh mà bạn nghe thấy tiếng kêu ken két và đều chứng tỏ má phanh bị mòn. Nếu tiếng kêu không liên tục và không đều thì đó có thể là do chất bẩn lọt vào cơ cấu phanh. Tùy vào từng nguyên nhân mà bạn nên đưa xe đi sửa, thay má phanh mới hay làm sạch hệ thống này.

Nếu bạn phát hiện phanh ô tô bị hư, bạn nên mang xe đến ngay garage uy tín để kịp thời sửa chữa. Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

cover