Thẻ: bộ phận trên ô tô bị hư

Những Thói Quen Dễ Làm Ô Tô Bị Hư

Cũng như sử dụng nhiều công cụ phương tiện khác, việc lái xe hơi cần cả kỹ năng và kinh nghiệm để luyện thành thói quen. Tuy nhiên, cũng có một số thói quen nhỏ nhưng hàng ngày, hàng giờ lại khiến chiếc ô tô bị hư nhanh hơn bình thường.

Những thói quen dễ làm ô tô bị hư

Chuyển số ngược chiều khi xe chưa dừng hẳn

bảo dưỡng xe ô tô

Đây là một trong những thói quen mà rất nhiều tài xế mắc phải với mong muốn tiết kiệm thời gian, đặc biệt khi phải xoay sở trong điều kiện đường sá đông đúc và khi đỗ xe . Khi đó, lái xe thường chuyển về chế độ đỗ (P) và phổ biến là chuyển từ số lùi (R) sang số tiến hoặc ngược lại khi xe chưa dừng hẳn.

Những thao tác này có thể làm hư hại các bánh răng số vì khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay, việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt dễ làm ô tô bị hư hỏng.

Đánh vô lăng hết cỡ

o to bi hu

Theo một số chuyên gia ô tô, việc đánh hết vô lăng có hại là gây tụt áp lực dầu trong bơm trợ lực, nếu giữ trong thời gian dài có thể làm hỏng bơm trợ lực tay lái. Vì thế, lái xe không nên đánh hết vôlăng khi vào cua, đồng thời nên nhả vô lăng một chút khi phát hiện đang đánh hết vô lăng.

Đặc biệt, nên tạo thói quen trả vô lăng thẳng lúc dừng xe, đỗ xe trong garage, để cho xe nghỉ ngơi hoàn toàn cũng như tránh tai nạn, va quệt có thể xảy ra khi chưa trả lái mà lái xe đã nổ máy, nhấn ga.

Ngại dùng phanh tay

o to bi hu

Đa số phanh tay là một cần gạt được thiết kế nằm ngay gần hộp số ở phía bên tay phải của lái xe, đầu cần có núm bấm. Một số trường hợp khác phanh tay là một chiếc pedal nhỏ nằm cao hơn phanh chân và cạnh chân trái của lái xe. Nhiều người ngại dùng phanh tay, khiến cho toàn bộ trọng lượng của xe sẽ bị dồn lên hộp số khi đỗ xe ở trên dốc hoặc thậm chí ở mặt bằng bình thường.

Trong hộp số lại chỉ có duy nhất một cái chốt nhỏ giúp giữ cho xe đứng yên. Vì thế bằng việc sử dụng phanh tay, bạn sẽ góp phần duy trì tuổi thọ của hộp số. Tuy nhiên, phải nhớ nhả phanh khi bắt đầu lên đường trở lại bởi nếu không, lốp, phanh sẽ bị cháy khét, hư hại cho hộp số còn nặng hơn nhiều .

Rà phanh khi xuống dốc

Nhiều người cho rằng, rà phanh liên tục trong khi xuống dốc là cách an toàn nhất để làm chủ tốc độ khi thả dốc. Tuy nhiên, trong trường hợp dốc dài, việc rà phanh liên tục sẽ làm má phanh nóng lên và nhanh bị hao mòn.

Vì vậy, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là rà phanh rồi lại thả ra để vừa có thể kiểm soát tốc độ vừa bảo vệ hệ thống phanh xe khỏi bị hao tổn. Mặt khác khi xuống dốc, luôn để chế độ số tiến cho phù hợp, tránh về số N hoặc không số (về mo), xe chỉ chạy bằng quán tính rất nguy hiểm, vừa khó kiểm soát tốc độ, vừa khiến phanh hư hại hơn nhiều.

Khởi động xe không đúng cách

Đa số mọi người cho rằng, khởi động xe chỉ cần vặn khóa là xong, chẳng khác gì nhấn công tắc điện hay bật khóa điện xe máy. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Theo các chuyên gia ôtô, không nên đi ngay khi xe vừa khởi động mà nên chờ xe nổ máy khoảng 30 giây. Ở các xe số tự động, khi nổ máy xong, bạn thường thấy vòng tua máy vọt lên một lúc rồi mới trở về chế độ thấp, dù bạn không nhấn ga hay tác động gì.

Ngoài việc điều chỉnh ghế, gương, thắt dây an toàn ngay khi lên xe thì trước khi khởi động, bạn nên kiểm tra và tắt các thiết bị tiêu thụ điện trên xe như điều hòa, hộp lạnh… để tránh việc động cơ phải tải quá lớn khi bắt đầu hoạt động làm cho ô tô bị hư một số bộ phận. Sau khi nổ máy và bắt đầu hành trình, bạn có thể bật và sử dụng các thiết bị bình thường.

Tháo hết hoặc chạy đến kiệt xăng

sửa chữa ô tô

Không chỉ ô tô mà xe máy, nhà sản xuất đều khuyến cáo không để bình xăng quá cạn. Việc xăng quá cạn sẽ khiến bơm xăng xe hơi nhanh nóng, nở ra gây kẹt bơm, hư hỏng. Đặc biệt khi xăng cạn làm hở lọc xăng, không khí sẽ bị lọt vào trong hệ thống cung cấp nhiên liệu, khiến xe hoạt động không ổn định một thời gian sau lần nạp nhiên liệu tiếp theo do thành phần hỗn hợp nhiên liệu có thể bị thay đổi đột ngột.

Đối với xe phun xăng điện tử, bơm xăng sử dụng không phải là bơm cánh gạt hay bơm bánh răng mà là loại bơm điện một chiều. Với loại bơm này, xăng sẽ được chuyển qua thân bơm, qua cả cổ góp và chổi than. Nếu để xăng cạn kiệt, không khí sẽ lọt vào và khi đó sẽ suất hiện tia lửa điện ở cổ góp, chổi than nên rất dễ gây hỏa hoạn.

Nếu xe ô tô bị hư hỏng bộ phận nào, bạn nên mang tới garage uy tín để sửa chữa.  Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

BỘ PHẬN TRÊN Ô TÔ CÓ TUỔI THỌ THẾ NÀO.

Tuổi thọ của các bộ phận trên ô tô

Lọc dầu: 3 – 6 tháng
Định kỳ 3-6 tháng hoặc 5.000 – 8.000 km thay dầu bôi trơn một lần. Nên thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu. Đó là những câu trả bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kỳ thợ sửa xe nào.

Cần gạt mưa: 2 năm
Nếu thường xuyên phơi mưa nắng, 2 năm là thời gian quá dài đối với sức chịu đựng của lớp cao su gắn trên gạt mưa. Rạn nứt, chai cứng hay chảy dẻo khiến lớp cao su trở nên vô dụng cho dù cần gạt vẫn ra sức quay.

Má phanh: 3 – 5 năm
Thường xuyên chở tải nặng, hoặc đi trong phố đông làm tăng tốc độ mòn má phanh là bộ phận trên ô tô đảm nhận sự an toàn của người lái. Ở những dòng xe cao cấp thường trang bị cảm biến báo mòn tự động, vấn đề đơn giản chỉ là thay má khi nhận được thông báo. Cơ cấu báo mòn cơ khí sử dụng ở những mẫu xe cấp thấp hơn.

Khi phanh xuất hiện tiếng kẹt ở cơ cấu phanh với tần số thay đổi theo tốc độ, thì đa phần các trường hợp là mòn má phanh. Không phải lúc nào mọi hệ thống cũng hoạt động trơn tru, cơ cấu báo mòn cũng vậy. Vì thế, sau 3-5 năm sử dụng hoặc 50.000-120.000 km dù không có bất thường nào, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể các má đã mòn trơ và cào sát đĩa phanh.

Bên cạnh nguyên nhân mòn má phanh gây hiện tượng đạp phanh không ăn, hãy nghĩ tới các gioăng cao su làm kín. Vấn đề hở gioăng có thể xuất hiện khi xe đi 160.000 km, nhưng nếu cố rà phanh liên tục, nhiệt độ tăng cao ở cơ cấu phanh, các gioăng có thể hỏng bất cứ lúc nào.

Ắc quy: 4 – 5 năm

bảo dưỡng ô tô
Xe không chạy, ắc quy vẫn trong tình trạng làm việc, bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo nên thay chúng sau 4-5 năm sử dụng.

Lốp: 6 năm
Đây là bộ phận trên ô tô thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đường. Nếu xe sử dụng thường xuyên, trung bình khoảng 19.000 – 24.000 km mỗi năm, hoa lốp sẽ bị mòn trước khi lớp cao su tổng hợp bị thoái hóa. Nhưng nếu chỉ chạy xe vào dịp cuối tuần khoảng 10.000 km/năm, lốp có thể bị lão hóa trước khi mòn quá mức. Tốt nhất không nên sử dụng lốp quá 6 năm bởi khi đó lớp cao su lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp.

Đèn pha: 7 năm
Với đèn Xenon hay LED, cháy bóng không còn là vấn đề lớn. Nhưng trên những loại bóng sợi đốt truyền thống thì lại khác. Cuộc sống của chúng kéo dài khoảng 7 năm. Xe thường xuyên đi đêm hoặc trên đường xóc làm cho thời điểm này đến nhanh hơn.

Bugi: 8 năm

bo phan tren o to
Bugi platin hoặc iridi thường có tuổi thọ 160.000 km hoặc 8 năm. Tuy nhiên, chúng có thể phải được thay thế trước đó nếu phát hiện đầu nến đánh lửa có quá nhiều cáu bẩn, dính muội dầu hoặc phần sứ bị nứt.

Bơm nhiên liệu: 6 – 8 năm
Bơm nhiên liệu cũng là chi tiết thường bị thay oan. Sau khi thay lọc xăng, áp suất phun vẫn thấp, một số gara thường quy cho bơm bị lỗi và đưa ra quyết định thay mới. Nhưng thực tế, vấn đề lại nằm ở bộ ổn định áp suất, tắc đường ống, hoặc hệ thống điện có vấn đề. Bơm thường gặp hỏng sau năm thứ 6 trở đi, nguyên nhân phổ biến là do thói quen thường xuyên để nhiên liệu trong bình ở mức thấp làm bơm không được bôi trơn đầy đủ.
Bơm nước rất ít hỏng, nếu có thường sau 6-8 năm, vấn đề phổ biến là mòn bạc làm kín. Nước làm mát không lưu thông, động cơ quá nhiệt.

Cảm biến động cơ: 8 – 10 năm

sửa chữa ô tô
Tuổi thọ của các cảm biến động cơ trên 250.000 km, với cảm biến ôxy khoảng 160.000 km vì chúng thường két dinh nhiều bụi bẩn, muội than. Dây cảm biến đứt thường làm đèn Check Engine sáng.

Các bộ phận trên ô tô cần phải được kiểm tra và thay thế nếu xảy ra hư hỏng hoặc đến cuối vòng đời để đảm bảo an toàn cho bạn và chiếc xe.  Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh