Thẻ: bảo dưỡng ô tô

Dầu thắng ô tô và những điều cần lưu ý

Ngoài việc thay dầu động cơ thì việc thường xuyên kiểm tra và thay dầu định kỳ cho hệ thống phanh thủy lực trên xe hơi cũng là điều tối quan trọng.

phanh_0617_02
Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ô tô, dầu phanh đóng vai trò quyết định tới sự vận hành an toàn của xe. Dầu phanh có đặc tính vật lý khác hoàn toàn với các loại dầu mỡ bôi trơn động cơ, dầu trợ lực lái. Nếu như các loại dầu này có tác dụng làm giảm ma sát, làm mát ổ trục máy… thì dầu phanh lại đảm nhận vai trò truyền lực là chủ yếu. Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.

Các dòng xe ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 3 loại dầu phanh chính gồm dầu DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Trong đó loại DOT 3 và DOT 4 được sử dụng phổ biến và chúng có đặc tính háo nước còn DOT 5 thì không có tính háo nước.

Cần kiểm tra dầu phanh sau một thời gian sử dụng nhất định để luôn đảm bảo mức dầu cho phép xe vận hành an toàn. Khi phát hiện mức dầu xuống thấp, dầu bị nhiễm không khí hoặc nước, cần kịp thời bổ sung hoặc thay dầu.

Các bước kiểm tra dầu phanh.

dung-chu-quan-voi-dau-phanh-1

Mở nắp ca-pô và quan sát bình dầu phanh. Bình này có 2 vạch: vạch trên ghi chữ “fill to”, “full”, hoặc “maximum”; vạch dưới ghi chữ “add” hoặc “minimum”. Một số dòng xe đời mới, trên bình dầu phanh có gắn cảm biến mức dầu. Khi dầu xuống dưới mức thấp đèn báo hiệu sẽ nổi trên táp-lô.

Dầu phanh ở mức thấp có thể do rò rỉ trong hệ thống phanh hoặc má phanh, đĩa phanh quá mòn. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm dầu nhưng phải hút bớt đi khi thay má hoặc đĩa phanh mới.

Lưu ý sử dụng đối với dầu phanh

– Thay dầu phanh định kỳ mỗi 40.000km vận hành hoặc từ 2-3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Dầu phanh có tính tẩy sơn mạnh, vì vậy tuyệt đối không để dầu phanh tiếp xúc với vỏ xe.

– Tốt nhất là nên sử dụng đúng loại dầu phanh được nhà sản xuất khuyến cáo.

– Không sử dụng dầu DOT 5 cho những xe được khuyến cáo dùng dầu phanh DOT 3 hoặc DOT 4.

– Có thể dùng dầu DOT 4 cho hệ thống phanh dùng dầu DOT 3 nhưng không nên làm ngược lại.

– Không nên dùng dầu trong lọ đã mở ra quá lâu (khoảng 1 năm).

 

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Có nên đánh bóng xe ô tô thường xuyên? Đánh bóng ô tô ở đâu tốt?

I. CÓ NÊN ĐÁNH BÓNG Ô TÔ THƯỜNG XUYÊN.

Bề mặt phủ sơn và sơn được phủ trên thân xe nói chung, nếu đúng theo qui trình tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất thì nó đã được xử lý chống xước, mài mòn, ăn mòn và bay màu ở mức độ nhất định.

đánh giá chevrolet cruze
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bề mặt sơn bị tác động bởi môi trường như mưa, nắng, cát bụi, chất tẩy rửa xe, nguồn nước không đạt tiêu chuẩn có nhiều tạp chất gây hại, đặc biệt là ở Việt Nam. Do vậy, đã dẫn đến mất độ bóng bề mặt sơn, trầy xước, sỉn sơn vv…

Chính vì những lý do nêu trên mà các hãng xe hơi có loại hình dịch vụ chăm sóc ôtô (Beautify Auto Care). Cũng như con người có các trung tâm Spa.

Do vậy, việc đánh bóng sơn xe của bạn là bình thường và nên làm theo định kỳ. Điều quan trọng là cần được làm đúng phương pháp và kỹ thuật viên lành nghề. Nếu không hậu quả còn nguy hại hơn.

Nên tuyệt đối tránh việc phủ nano tốn tiền và không cần thiết, có thể làm hư lớp sơn quý báu của xe (đây là lời khuyên của các chuyên gia trong ngành nghề chăm sóc xe lâu năm).

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Việc đánh bóng sẽ giúp xe trông lúc nào cũng như mới. Tuy nhiên, thực tế là trong sáp đánh bóng (Car Wax) luôn có một lượng nhất định bột mài mòn. Loại bột này sẽ bào mòn dần lớp sơn của xe, khiến xe bị mất đi lớp sơn bảo vệ. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng xe của bạn nhanh bị “xuống sắc” hơn mà thôi.

Do vậy, hãy rửa xe và đánh bóng khi nào cảm thấy cần thiết, tuy nhiên cũng không nên để xe quá bẩn hoặc bẩn quá lâu ngày mới rửa, vì chất bẩn có thể thấm sâu vào sơn làm mất độ bóng sẵn có.

II. ĐÁNH BÓNG Ô TÔ Ở ĐÂU UY TÍN?

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

[Garage ô tô Tiên Phong] Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô - Phụ tùng OEM - Chăm sóc, làm đẹp xe - Bảo hiểm xe - Cứu hộ giao thông 24/24

Quy trình bảo dưỡng ô tô như thế nào? Ở đâu bảo dưỡng ô tô uy tín?

I. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Bước 1: Tiếp nhận & kiểm tra xe cần sửa chữa hoặc bảo dưỡng.
Cố vấn dịch vụ tiếp nhận xe.
Cố vấn dịch vụ và kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra lỗi của xe.
Cố vấn dịch vụ và kỹ thuật tiến hành kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị khác nếu thấy hiện tượng khả nghi
Cố vấn dịch vụ ghi lại toàn bộ các lỗi đã kiểm tra vào phiếu kiểm tra, hoặc phiếu bảo dưỡng.

bảo dưỡng xe ô tô
Bước 2: Thông báo tình trạng xe cho khách hàng.

Cố vấn dịch vụ thông báo các lỗi cần sửa chữa cho khách hàng.
Tư vấn cho khách hàng các hạng mục cần sửa chữa.
Báo giá phụ tùng thay thế và tiền công sửa chữa.
Xác định thời gian bàn giao xe .
Khách hàng duyệt giá và yêu cầu sửa chữa.
Bước 3: Tiếp nhận sửa chữa và bảo dưỡng.

Quản đốc xuất lệnh sửa chữa / bảo dưỡng cho các nhóm kỹ thuật viên.
Bước 4: Tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng.
Kỹ thuật viên tiến hành sửa chữa và thay thế phụ tùng hoặc bảo dưỡng.

kiểm tra xe ô tô
Bước 5: Kiểm tra và giao xe.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ và khách hàng cùng tiến hành kiểm tra xe trước khi giao.
Khách hàng thanh toán chi phí sửa chữa tại phòng kế toán.
Kỹ thuật viên rửa xe, lau dọn và vệ sinh xe.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ bàn giao xe cho khách hàng.
Quản đốc/ Cố vấn dịch vụ cung cấp số điện thoại đường dây nóng cho khách hàng liên lạc khi cần thiết.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp
Bước 6: Chăm sóc khách hàng

Bộ phận chăm sóc khách hàng gọi điện hỏi thăm khách hàng trong vòng từ 3 đến 7 ngày sau khi xe được giao cho khách hàng.
Bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết khiếu nại của khách hàng (nếu có).
Bộ phận chăm sóc khách hàng thông báo các chương trình khuyến mãi (nếu có).

II. BẢO DƯỠNG Ô TÔ Ở ĐÂU UY TÍN?

Tiên Phong Auto – Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp

Tiên Phong Auto cam kết:

– Chi phí bảo dưỡng tối ưu nhất.

– Tư vấn/hỗ trợ 24/7 khi có sự cố xảy ra. 

– Tiếp nhận sửa chữa, bảo dưỡng nhanh chóng.

– Ưu tiên thời gian bảo dưỡng nhanh nhất.

– Vệ sinh, hút bụi, rửa xe sau khi bảo dưỡng. 

 Phụ tùng đảm bảo chính hãng, mới 100%, được bảo hành theo đúng tiêu chuẩn (6 tháng hoặc 10,000km).

Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về bảo dưỡng xe ô tô tại Tiên Phong Auto vui lòng liên hệ: 090.11.88.569

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Quy trình sửa chữa ô tô như thế nào? Ở đâu sửa chữa ô tô uy tín?

I. Quy trình sửa chữa ô tô

Chúng tôi áp dụng một Quy trình gồm 7 bước trong sửa chữa xe ô tô – đầy đủ bắt đầu từ khâu từ kiểm tra xe, sửa chữa và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Khu vuc sua chua chung

Bước 1: Kiểm tra xe

1.1 Bộ phận Dịch vụ tiếp nhận xe và ghi nhận ý kiến và yêu cầu của khách hàng

1.2 Xưởng tiến hành kiểm tra lỗi của xe và các lỗi liên quan của xe

1.3 Kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị khác (nếu nhận thấy có vấn đề)

1.4 Ghi chép tỉ mỷ các lỗi cần sửa vào phiếu yêu cầu sửa chữa.

Bước 2: Báo lỗi & Báo giá

2.1 Bộ phận dịch vụ thông báo các lỗi cần sửa chữa và tư vấn cho khách hàng về các hạng mục sửa chữa

2.2 Báo giá cho các hạng mục cần sửa chữa

2.3 Khách hàng duyệt giá và thông báo đề nghị sửa chữa.

Bước 3: Tiếp nhận

3.1 Bộ phận Dịch vụ và Xưởng xác nhận Đề nghị sửa chữa của khách hàng

3.2 Bộ phận kỹ thuật tiếp nhận Lệnh sửa chữa

Bước 4: Sửa chữa

4.1 Bộ phận kỹ thuật tiến hành sửa chữa.

4.2 Thông báo cho Bộ phận Dịch vụ/khách hàng những vấn đề phát sinh nếu có.

4.3 Cập nhật tiến độ sửa chữa cho khách hàng theo dõi.

4.4 Xưởng tiến hành kiểm tra mọi chi tiết & vệ sinh xe sau khi sửa chữa xong.

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Bước 5: Kiểm tra chất lượng

Đại diện Xưởng, Phòng Dịch vụ và khách hàng tiến hành kiểm tra chất lượng. Khi đạt yêu cầu khách hàng có thể giao xe.

Bước 6: Giao xe

6.1 Khách hàng thanh toán chí phí.

6.2 Xưởng ký biên bản bàn giao xe cho khách hàng.

Bước 7: Chăm sóc khách hàng.

7.1 Cung cấp/ nhắc lại số điện thoại Hotline để khách hàng gọi trong trường hợp cần thiết.

7.2 Bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại (nếu có). Mọi thông tin về khiếu nại chất lượng dịch vụ, con người cũng như công việc sửa chữa bảo hành của khách hàng đều được theo dõi trên hệ thống.

7.3 Bộ phận chăm sóc khách hàng thông báo các chương trình khuyến mại (nếu có)

II. Garage sửa chữa ô tô uy tín tại HCM

[Garage ô tô Tiên Phong] Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô - Phụ tùng OEM - Chăm sóc, làm đẹp xe - Bảo hiểm xe - Cứu hộ giao thông 24/24

Tiên Phong Auto tự hào là một trong 10 garage sửa chữa ô tô uy tín nhất TP HCM, là garage sửa chữa ô tô tư nhân có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hàng đầu TP HCM.
Garage Tiên Phong garage sửa chữa ô tô uy tín với các dịch vụ như sau:
– Sửa chữa xe ô tô.
– Bảo dưỡng xe ô tô.
– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô.
– Phụ tùng xe ô tô.
– Bảo hiểm xe ô tô.
– Cứu hộ giao thông 24/24.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, thân thiện với khách hàng. Garage ô tô Tiên Phong đã được các đơn vị kinh doanh với số lượng xe lớn tin tưởng.
Để giữ vững danh hiệu Garage sửa chữa ô tô uy tín tại TP HCM, Tiên Phong Auto không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng một cách xuất sắc những yêu cầu của khách hàng.
Đến với Garage Sửa chữa ô tô Tiên Phong, Quý khách sẽ nhận được:
– Phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
– Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cạnh tranh.
– Thời gian sửa chữa, bảo dưỡng nhanh chóng.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

CÔNG NGHỆ CHỐNG NHẦM CHÂN GA – SẢN PHẨM “CÂY NHÀ LÁ VƯỜN” CỦA NGƯỜI VIỆT

Để sở hữu bộ chống nhầm chân ga, chân phanh với công tắc kích hoạt On/Off tùy ý, tài xế Việt phải bỏ ra chi phí khoảng 4 triệu VNĐ

Công nghệ chống nhầm chân ga – sản phẩm “cây nhà lá vườn” của người Việt

xe ô tô
Mới đây, tại Sài Gòn xuất phát từ thực tế trường hợp nhầm chân ga, chân phanh khi lái ô tô, đặc biệt với xe số tự động, anh Nguyễn Long Uy Bảo cùng bạn đã sáng chế ra hệ thống hạn chế rủi ro nói trên và được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế số 14087 ngày 18/5.

Hệ thống này có cấu tạo gồm cảm biến độ tốc độ đạp chân ga, truyền thông tin về bộ vi xử lý, các bộ phận cơ khí và vi mạch điện tử kết hợp với nhau, từ đó ra lệnh cho một cần phanh tự động kéo chân phanh xuống để hạn chế tốc độ, đồng thời phát ra âm thanh và đèn cảnh báo. Hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tai nạn do xe tăng tốc ngoài kiểm soát bằng cách tác động trực tiếp lên chân phanh khi người lái xe vô tình đạp nhầm lên chân ga với lực mạnh. Đặc biệt, hệ thống này lấy nguồn trực tiếp từ ắc-quy để không ảnh hưởng tới những hệ thống dùng điện khác trên xe như trợ lực lái, ABS.

Với hệ thống này, tài xế thích phong cách lái thể thao hay trường hợp cần đạp ga lớn để vượt xe khác trên đường cao tốc sẽ không ảnh hưởng, bởi lẽ người lái có thể chủ động chọn bật hay tắt thì hệ thống là xe sẽ trở về bình thường như thiết kế ban đầu

Ngoài ra chân ga tác động vào công tắc sẽ cho kết quả phản ứng tự động phanh tương tự như thông tin từ cảm biến trong trường hợp tài xế bất ngờ đạp mạnh chân ga lút sàn khi đang vê ga, tức chân ga vượt qua ngưỡng theo dõi của cảm biến. Anh Bảo cho hay “Công nghệ này đã được lắp thử nghiệm trên chiếc Ford Escape có động cơ tới 3 lít và cho kết quả thành công đúng theo dự tính ban đầu”.

Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có hãng xe hay hãng phụ tùng nào áp dụng công nghệ này bởi trong mỗi hoàn cảnh các thao tác chân ga, chân phanh của tài xế sẽ khác nhau, do đó để thực sự áp dụng thành công trên xe thương mại, cần lắp công nghệ này và chạy thử trong nhiều dạng địa hình và điều kiện lái đa dạng hơn.

Với mức giá khoảng 4 triệu đồng, mỗi tác dụng phanh mạnh như đạp gấp hay chỉ cần một lực vừa đủ để từ từ giảm tốc, hệ thống chống nhầm chân ga sẽ được điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu xuất phát từ thực tế trên mỗi loại địa hình.

Mẹo chống trộm gương ô tô

Gương chiếu hậu của xe ô tô luôn là “miếng mồi” ngon đối với những tên trộm cắp vặt. Để bảo vệ xế cưng của mình, các chủ xe nên chủ động có các biện pháp ngăn chặn tình trạng này. 

Xe ô tô là tài sản có giá trị lớn nên các phụ tùng cũng rất có giá. Trong khi lấy trộm cả chiếc ô tô là điều không hề đơn giản thì việc trộm phụ tùng xe liên tiếp diễn ra khiến các chủ xe thường lo sợ mỗi khi đỗ xe. Trước tình trạng nạn trộm đồ ô tô ngày càng khó kiểm soát, các chủ xe hãy trang bị cho mình một số kỹ năng để có thể “bảo toàn” phụ tùng cho xe của mình.

Khắc mã số lên gương chiếu hậu

Hãy sử dụng axit chuyên dụng khắc một dãy số nhận dạng không thể tẩy xóa là biển số của chiếc xe lên bề mặt gương chiếu hậu. Khi nhìn thấy dãy số này, những kẻ trộm cắp sẽ phải chùn tay và những người thu mua cũng ngại mua những chiếc gương này vì mua tức là họ đã phạm tội tiêu thụ đồ ăn cắp.

Gắn thêm thiết bị chính diện giúp cho gương cụp vào trong

Hiện nay, đa phần các xe đời mới đều sử dụng thiết bị chính diện giúp gương có thể cụp vào trong hoặc tự động cụp gương khi tắt máy. Khi trộm có ý định “vặt” những gương này, chúng sẽ mất nhiều thời gian, thao tác hơn và dễ bị mọi người phát hiện ra hơn.

Cài bộ báo động có âm thanh

Thiết bị báo động có âm thanh được lắp vào trong củ gương, sợi dây xích và dây điện điều khiển mô tơ gương được luồn cùng nhau và buộc lại với phần vỏ xe. Khi trộm động vào, thiết bị sẽ phát ra âm thanh báo động.

Gắn cáp vào gương

Gắn cáp vào gương cũng là biện pháp hữu hiệu giúp các chủ xe phần nào ngăn chặn việc những kẻ xấu trộm gương xe của mình. Để việc gắn cáp vào gương xe hiệu quả và đảm bảo tính thẩm mỹ, các chủ xe nên đưa xe đến các garage chuyên nghiệp để các nhân viên kỹ thuật thực hiện.

Những thói quen nguy hiểm khi lái xe số tự động

Ưu điểm của xe số tự động là vận hành đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn vì được lược bỏ chân côn. Người lái chỉ cần quan tâm đến chân ga, chân phanh, “lên xe và đạp ga” là chạy chứ không lo xe chết máy hay phải chú ý sang số phù hợp. Tuy vậy, chính việc “lái nhàn” này đã khiến nhiều người chủ quan, gây ra những sai lầm nguy hiểm khi lái xe số tự động.

1. Sử dụng hai chân khi lái xe số tự động

Trên xe số sàn, tài xế cần dùng cả hai chân thì trên xe số tự động, tài xế chỉ cần dùng chân phải để điều khiển cả phanh và ga. Tuy vậy, có nhiều người cảm giác thừa chân trái và để tiện hơn nên đã sử dụng cả hai chân, chân phải dùng đạp ga, chân trái dùng đạp phanh. Đây là một thói quen nguy hiểm và cẩn phải thay đổi.

Dùng cả hai chân điều khiển xe số tự động tiềm ẩn nguy hiểm khi xảy ra những tình huống bất ngờ

 

Chân ga, chân phanh được thiết kế thẳng vị trí chân phải đưa ra theo đúng tư thế ngồi chắn chắn và an toàn nhất. Trong trường hợp cố với chân trái sang chân phanh thì tài xế sẽ bị vặn người, khiến người bị lệch khỏi vị trí ngồi an toàn, nhanh cảm thấy mỏi và gây hư cột sống.

Điều quan trọng hơn, nếu sử dụng cả hai chân, khi gặp những tình huống bất ngờ, tài xế có thể sẽ cuống quýt, đạp cả chân ga và chân phanh. Lúc này, do ga lớn nên tác dụng của phanh bị giảm đi rất nhiều. Xe khó có thể dừng lại như mong muốn.

Thực tế vẫn có những tài xế dùng cả hai chân để điều khiển xe số tự động. Tuy vậy, đây là những tay đua chuyên nghiệp hoặc có kỹ năng đặc biệt. Họ được đào tạo bài bản và tập luyện thuần thục để đua xe nên mới có thể điều khiển xe bằng hai chân an toàn trong đường đua.

2. Không chuyển sang chân phanh khi thôi ga

 

 Không chuyển chân phanh khi thôi ga là một thói quen vô cùng nguy hiểm

Không ít các tài xế có thói quen vẫn để chân chờ ở bàn đạp ga mà không chuyển sang chân phanh. Tuy vậy, theo nguyên tắc “không ga thì phanh” nên nếu không đạp ga thì chuyển ngay mũi chân sang để chờ phanh. Nếu bạn không chuyển sang chờ phanh mà cứ để ở chờ ga thì khi gặp tình huống nguy hiểm, bạn sẽ có phản ứng là nhấn lút ga, khiến xe chồm lên, tăng tốc bất ngờ.

Không chuyển chân phanh khi thôi ga cũng là thói quen rất nguy hiểm ngay khi bạn điều khiển xe số sàn. Tuy vậy, do xe số sàn có thêm chân côn cứu cánh, có tác dụng ngắt truyền động thì xe số tự động không có bộ phận này nên mức độ nguy hiểm tăng thêm nhiều lần.

3. Không dùng số thể thao khi lái xe số tự động

Số thể thao, số tay, số bán tự động là các cách gọi khác cho kiểu sang số bằng tay trên xe số tự động. Khi cần số ở chế độ này, xe không thể tự lên số theo tốc độ được mà tài xế sẽ tự chuyển số theo mục đích của mình.

Chế độ số thể thao xuất hiện trên cần số với các ký hiệu +, - hoặc M1, 2, L1, L2...

Thông thường, chế độ này xuất hiện ngay trên cần số với ký hiệu +, – hoặc M1, 2, L1, L2… Đối với xe thể thao hoặc xe sang (thậm chí nhiều xe phổ thông hiện nay) có trang bị tiện nghi hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay ngay trên vô-lăng. Ngoài việc liên quan đến sở thích kiểm soát sang số của tài xế thì số tay thường được sử dụng trong những trường hợp vượt xe khác hoặc xuống dốc.

Khi leo dốc, để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ, xe sẽ tự sang số nhưng khi xuống dốc, do xe lao theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao nên không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, các lái xe cần có kỹ năng đổ đèo bằng xe số tự động an toàn. Cụ thể, để đảm bảo vận tốc đổ đèo an toàn, lái xe sẽ chủ động về số tay 1, 2… phù hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc.

Nếu không dùng số tay, tài xế sẽ phải lạm dụng phanh để giảm tốc độ. Tuy vậy, giảm tốc bằng phanh không thể đều và mượt như giảm tốc bằng động cơ. Ngoài ra, việc lạm dụng phanh trong tình trạng khắc nghiệt có thể khiến phanh bị cháy, hủy tác dụng của hệ thống thủy lực.

Theo những người có kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc thì không phải ở mọi con dốc lái xe đều phải chuyển sang chế độ này. Tùy vào độ dốc, chiều dài dốc và tình trạng hoạt động của xe mà tài xế sẽ quyết định có sử dụng hay không.

Những tính năng an toàn cần phải có khi chọn mua xe ô tô

Dù bạn mua xe ô tô cũ hay mới, chiếc xe đó cũng cần phải có ít nhất một trong những tính năng an toàn cơ bản dưới đây:

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS):

sửa chữa ô tô

Giúp tài xế làm chủ được tay lái trong khi thắng gấp do bánh xe không bị khóa cứng. Bởi vì, nếu bánh xe bị khóa cứng trong lúc di chuyển, tài xế sẽ không còn điều khiển được tay lái, xe ô tô sẽ bị đẩy đi theo quán tính, khó có thể tránh khỏi tai nạn.

Hệ thống ổn định xe điện tử (ESP, hoặc ESC, DSC, VSC):

ESP là thiết bị an toàn xử lý tình huống một cách chủ động, ESP ngày càng trở thành tính năng không thể thiếu trên các dòng xe con và xe việt dã đời mới. Hệ thống này bao gồm các thiết bị cảm ứng có chức năng giám sát các yêu cầu của người điều khiển từ tay lái và so sánh chúng với thực tế hoạt động của xe ô tô trên hành trình.

Nếu 2 nguồn dữ liệu này mẫu thuẫn với nhau, có nghĩa đang tiềm ẩn một nguy cơ xảy ra tai nạn và cần xử lý kịp thời. Khi đó, ESP sẽ can thiệp bằng cách áp phanh vào một hoặc nhiều bánh, nhằm giúp xe tránh tình trạng trơn trượt hoặc thậm chí lật xe. Nói không ngoa, ESP chính là “thiên thần bảo hộ” của các tài xế trên hành trình. Đây là một trang bị tiêu chuẩn “bắt buộc” trên các loại xe ô tô ở thị trường nước ngoài, trong khi ở Việt Nam thì chỉ có ở những mẫu xe cao cấp…

Hệ thống túi khí:

Túi tự động bơm đầy khí khi có tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe. Cụ thể là, túi khí an toàn phía trước được trang bị trên các xe ô tô nhằm: giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người, giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trẻ và tất cả những người đam mê ô tô.

Đột nhập cơ sở sản xuất bình chữa cháy giả

Trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, từ ngày 6/1, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện PCCC. Theo đó, cảnh sát PCCC được phép phối hợp với cảnh sát giao thông dừng ôtô để kiểm tra, xử lý nếu phương tiện không lắp bình cứu hỏa.

https://www.facebook.com/tienphongauto.com.vn/

Trang Chủ

 Với quy định này thì cái bình chữa cháy 5lít, hoặc 4kg để ở đâu cho tài xế thuận tiện? Vì gầm ghế thì thấp, gầm chân thì vướng chân ga. Lắp ở cửa thì chắc gãy bản lề, lắp đằng sau thì không cơ động.

Thêm nữa, nhiệt độ phù hợp cho các loại bình chữa cháy là âm 10 đến 55 độ C, nếu quá có thể gây nổ. Với điều kiện sân bãi hiện nay ở TP HCM, Hà Nội thì ôtô không phải lúc nào cũng tìm được chỗ mát mẻ để đỗ, mà phải đỗ ngoài trời dưới cái nắng 40 độ C. Thậm chí, ở Hà Nội mùa hè có thể lên đến 45-47 độ C, lúc đó nhiệt độ trong xe sẽ rất cao, có thể lên đến hơn 60 độ C. Như vậy đặt bình chữa cháy trong xe có an toàn?

Kiểu dáng mới bị lộ của Volvo V90

Được thiết kế để thay thế V70 “lớn tuổi” đang được bán tại Châu Âu, V90 có ngoại hình gần như giống với chiếc S90 được giới thiệu gần đây, từ cản trước cho tới trụ cột B. Ngoài ra, V90 có được một đường vuốt mái dài hơn, trụ cột D “ngang tàng” đáng ngạc nhiên, và cụm đèn LED hình gậy chơi khúc côn cầu được lấy cảm hứng từ Concept Estate. Những hình ảnh không chính thức của mẫu Volvo V90 một phiên bản dựa trên S90, vừa được tạp chí xe Teknikens Värld của Thụy Điển đăng tải. Phiên bản này sẽ có nhiệm vụ kế thừa những tinh túy từ “tiền bối” V70 vốn rất thành công của Volvo.

Volvo V90 kiểu dáng mới bị lộ diện - 1

Ảnh thực tế của Volvo V90 bị rò rỉ

So với phiên bản trước thì Volvo V90 sẽ nhận được khá nhiều nâng cấp so với V70, có thể kể đến ngoại thất sành điệu với đường vuốt mái dài hơn, trụ cột D khá “ngông”, cụm đèn LED hình gậy chơi khúc côn cầu, hốc hút gió lớn hai bên. Ngoài ra là cụm đèn hậu kiểu dáng đẹp, cụm ống xả kép mạ crôm nằm dưới cản sau. Tất cả những chi tiết này cho thấy nó được lấy cảm hứng từ Concept Estate.

Theo nguồn tin trên tiết lộ, chiều dài cơ sở của Volvo V90 sẽ được gia tăng thêm 150mm so với V70. Điều này sẽ giúp cho không gian nội thất của chiếc xe được gia tăng đáng kể ở vị trí hành khách.

Ngoài những thay đổi về thiết kế, V90 còn được trang bị dòng động cơ cao cấp hơn hẳn người tiền nhiệm V80, trong đó có động cơ hybrid T8 Twin Engine cho công suất 407 mã lực. Phiên bản tiêu chuẩn sử dụng động cơ diesel 4 xylanh hoặc xăng 3 xylanh cho công suất 190 mã lực. Phiên bản hiệu suất cao Polestar cũng chắc chắn sẽ có mặt.

Những thông tin về V90 sẽ được Volvo công bố chính thức vào ngày giới thiệu sản phẩm tại triển lãm Geneva vào tháng 3 tới đây.