Nhận biết những lỗi thường gặp ở động cơ xăng ô tô
1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ
– Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn
– Gầm xe rò rỉ nước
– Hệ thống xả khí kêu bất thường
– Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe
– Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng
– Phanh nhẹ, mất hiệu quả
– Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường
2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục
a. Động cơ không khởi động được
Hư hỏng:
– Khi bật khoá khởi động, động cơ không quay hoặc quay quay yếu
Nguyên nhân:
– Bình điện hết
– Các đầu dây nối
– Khoá điện máy khởi động
– Do rôto hoặc stato bị chạm chập
Cách khắc phục:
– Kiểm tra xiết chặt đầu mối bình điện
– Kiểm tra các đầu dây nối
– Sửa chữa khoá điện và máy khởi động
– Đưa về trạm sửa chữa, bảo dưỡng
b. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ
Nguyên nhân:
– Hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa…)
– Cuộn điện (cuộn kích từ)
– Bộ chế hoà khí, bơm xăng
– Đường ống dẫn nhiên liệu
Cách khắc phục:
– Kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nến điện, nếu cần thì thay thế
– Thay cuộn kích từ
– Kiểm tra khắc phục hỏng hóc của bộ chế hoà khí, bơm xăng
– Kiểm tra đường nhiên liệu
c. Động cơ bị sặc xăng
Nguyên nhân:
– Khởi động nhiều lần mà không nổ
– Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn
Cách khắc phục:
– Tháo nến điện ra làm sạch và khô điện cực
– Khởi động động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây
– Lắp lại nến điện
– Khởi động lại đông cơ nhưng không đạp chân ga
– Dùng khí nén thổi sạch bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí
d. Động cơ bị nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm
Nguyên nhân:
– Hệ thống làm mát hay hệ thống bôi trơn bị trục trặc
– Thời điểm đánh lửa sai.
Cách khắc phục:
– Cần tìm chỗ đỗ xe an toàn và tắt động cơ
– Nếu nước làm mát trong két nước sôi phải đợi nước sôi mới được mở két nước
– Kiểm tra dây đai bơm nước và tìm chỗ rò rỉ nước
– Nếu dây đai đứt phai thay, không có rò rỉ nước phải bổ sung nước vào két làm mát
– Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa
e. Động cơ dễ chết máy
Nguyên nhân:
– Nến đánh lủa
– Dây cao áp bị trục trặc
Cách khắc phục:
– Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện
– Kiểm tra dây cao áp
f. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện
Nguyên nhân:
– Bộ chế hoà khí trục trặc
– Thời điểm đánh lửa sai
– Khoá điện hỏng
– Muội than trong buồng đốt nhiều
Cách khắc phục:
– Sửa chửa bộ chế hoà khí
– Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa
– Tháo bugi đánh lại
– Làm sạch buồng đốt
g. Có tiếng nổ trong đường ống xả
Nguyên nhân
– Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn)
– Khe hở nhiệt của supap không đúng
Cách khắc phục:
– Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu
– Kiểm tra bầu lọc gió
– Chỉnh lại khe hở suppap
– Điều chỉnh thời điểm đánh lửa
h. Có tiếng nổ trong đường ống nạp
Nguyên nhân:
– Bướm gió mở
– Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá sớm)
– Khe hở nhiệt suppap không đúng
– Ap lực động cơ không đủ
Cách khắc phục:
– Kiểm tra bướm gió
– Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa
– Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt suppap
– Kiểm tra áp suất động cơ
g. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao
Nguyên nhân:
– Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng
– Lực cản lan quá lớn
– Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ
– Ap lực xilanh không đủ (tụt hơi)
– Garăngti quá cao
– Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải
Cách khắc phục:
– Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu
– Chỉnh lại thời điểm đánh lửa
– Làm hơi (hay đại tu lại)
– Chỉnh lại garăngti