Bảo dưỡng ô tô định kỳ là gì? Tại sao cần bảo dưỡng ô tô thường xuyên?
- Bảo dưỡng ô tô định kỳ là gì?
– Hiện nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Những người sử dụng xe mong muốn xe của họ luôn trong điều kiện tốt nhất, an toàn và kinh tế.
– Một số bộ phận của xe bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình vận hành. Nếu chúng không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
– Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe. Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn và môi trường.
– Bảo dưỡng định kỳ là việc bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (được quy định bằng quãng đường hay thời gian sử dụng).
2. Tại sao cần bảo dưỡng ô tô thường xuyên?
- Phát hiện & xử lý các sự cố hư hỏng tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai gần một cách kịp thời, để duy trì cho xe luôn ở tình trạng an toàn nhất. Khi xe vận hành trong các điều kiện môi trường như đường xá (bằng phẳng hay mấp mô), khí hậu (thất thường, ẩm thấp, nhiều hóa chất), nhiệt độ … trực tiếp tác động lên các chi tiết, hệ thống của ô tô làm cho chúng có khả năng phát sinh các hư hỏng hoặc dần dần tạo thành các hư hỏng tiềm ẩn mà thông thường nếu không kiểm tra chúng ta sẽ không thể phát hiện được. Do vậy, khi xe bảo dưỡng định kỳ các Kỹ thuật viên sẽ phải sử dụng các thiết bị chẩn đoán chuyên dùng để quét các lỗi (nếu có) của các hệ thống điều khiển điện tử trên xe, ngoài ra với các lỗi về phần cơ khí, cơ học thì có thể kiểm tra bằng cách quan sát cũng như tác động trực tiếp.
- Tăng tuổi thọ của xe: Thông thường một chiếc xe ô tô được cấu thành từ hơn 20 nghìn chi tiết, các chi tiết này được lắp ghép với nhau theo các nguyên tắc nhất định (lắp chặt – mối ghép tĩnh, lắp bằng khâu khớp hoặc lắp nồng ghép – mối ghép động…), trong đó đối với các mối ghép dạng khâu khớp và lắp nồng ghép giữa hai hoặc nhiều chi tiết thì các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau (ví dụ: piston chuyển động trong xy lanh động cơ, khớp các đăng trục dẫu động, khớp cầu rô tuyn lái…). Sự chuyển động tương đối trong các mối ghép động giữa các chi tiết sẽ sinh ra các chất bẩn (mạt kim loại, dầu mỡ…) do tác động của ma sát, các bề mặt này cũng bị bào mòn dần theo thời gian, nếu chúng ta không thực hiện việc bảo dưỡng để loại bỏ các chất bẩn sinh ra trong quá trình hoạt động đó thì hiện tượng mài mòn kim loại giữa các chi tiết cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, do tác động của các loại hóa chất có trong môi trường cũng sẽ sinh ra hiện tượng ăn mòn hóa học và chúng ta cần vệ sinh các bề mặt kim loại thường xuyên tiếp xúc với không khí, hóa chất để đảm bảo bề mặt các chi tiết kim loại luôn được được bảo vệ một cách tốt nhất.
- Tiết kiệm chi phí cho người sử dụng: Như vậy qua hai phân tích ở trên chúng ta có thể thấy nếu việc bảo dưỡng định kỳ không được thực hiện đúng thì xe có thể bị phát sinh các lỗi hư hỏng lớn mà ta không thể kiểm soát được. Các hư hỏng này thường có chi phí cao hơn nhiều so với chi phí bảo dưỡng. Mặt khác, khi các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau không được bảo dưỡng làm sạch thường xuyên thì quá trình chuyển động của xe sẽ không được trơn chu do ma sát sinh ra giữa các bề mặt là rất lớn, hậu quả là tiêu tốn nhiên liệu cho xe.
- Tạo sự thoải mái và thích thú mỗi khi lái xe: có một điều chắc chắn rằng mỗi chúng ta đều cảm thấy khó chịu khi phải ngồi lái trên chiếc xe mà thường xuyên nghe được các tiếng ồn lạ, xe ì, ga không mượt … những hiện tượng này thậm chí còn làm cho chúng ta cảm thấy stress hơn khi lái chiếc xe đó sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Địa chỉ : 2A Phan Văn Trị, P10, Q. Gò Vấp
- Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hotline: 096 330 5511
- CVDV: 0938 486 863 ( Mr. Thi)
- CVDV: 0983 073 307 ( Mr.Quang)