Thẻ: số tự động

3 sai lầm thường gặp khi đi ô tô số tự động

Đỗ xe để số D, về số N khi xuống dốc cho xe chạy theo quán tính vì tưởng tiết kiệm xăng, đạp “lút” chân ga để tăng tốc cho “sướng”… Đó là 3 sai lầm thường gặp khi lái xe ô tô số tự động.

Khi sử dụng xe số tự động, nhiều tài xế từng lái xe số sàn vẫn giữ thói quen cho xe số tự động, vì vậy nên dễ gây nên tình trạng hỏng hóc xe, làm giảm tuổi thọ. Bài viết sẽ cho bạn thấy tác hại của 3 lỗi thường gặp này gây hại cho xe thế nào.

 1 .Sử dụng số D khi dừng xe

Trong trường hợp đang chờ đen giao thông hay xui xẻo bị kẹt xe, không ít tài xế đi xe số tự động thường vẫn duy trì ở vị trí số D, đồng thời giữ phanh chân. Nếu trong thời gian ngắn, cách làm như vậy có thể coi là chấp nhận được. Nhưng khi thời gian dừng xe dài, cách tốt nhất bạn nên chuyển về số N hoặc P và giữ phanh chân.

bảo dưỡng sửa chữa xe

Bởi vì ở vị trí D, xe số tự động vẫn có xu hướng di chuyển về phía trước mặc dù rất nhỏ nên người ngồi trong khó mà cảm nhận được, đạp phanh trong thời gian dài chẳng khác nào cách sử dụng phanh cưỡng bức làm cho nhiệt độ dầu ở hộp số tăng lên. Dầu bôi trơn dễ biến chất, cộng thêm việc điều hòa đang làm việc, trạng thái hoạt động không tải luôn duy trì ở mức cao dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu.

 2. Về N khi xe đang đi đường dốc

Có nhiều tài xế muốn tiết kiệm nhiên liệu, họ thường về số N để chuyển động theo quán tính khi chạy ở tốc độ cao hoặc xuống dốc, thói quen này cũng từ việc đi xe máy hay dậm “âm côn” để tiết kiệm xăng vậy. Điều này rất dễ làm hỏng hộp số bởi vì khi đó vòng quay trục thứ cấp của hộp số tự động là rất lớn. Nhưng khi về N, xe ở chế độ không tải, bơm dầu của hộp số tự động không thể cung cấp đủ, bơm dầu không đủ thì sao mà bôi trơn đủ.

bảo dưỡng sửa chữa xe

Hơn nữa, đối với bộ ly hợp kép nhiều đĩa trong hộp số, tuy lực truyền đã bị tách rời, nhưng với các đĩa bị động khác vẫn vận hành ở tốc độ cao do lực kéo của bánh xe, trong khi vòng quay các đĩa chủ động của động cơ truyền động lại rất thấp. Khe hở giữa hai đĩa này lại rất nhỏ, dẫn đến hiện tượng dễ bị cộng hưởng và trơn trượt, tạo ra các hậu quả khôn lường. Chưa kể quán tính xe quá lớn làm tài xế không kịp đánh lái trong trường hợp khẩn cấp, dễ bị tai nạn.

 3. Đạp ga hết cỡ khi tăng tốc

Nhiều tài xế nghĩ chỉ cần để ở vị trí D và đạp ga hết cỡ là đạt tốc độ cao. Thật không ngờ đó lại là cách làm rất sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số”.

Với vị trí D, để đảm bảo duy trì tiết kết kiệm nhiên liệu, chỉ nhấn nhẹ chân ga sao cho xe đạt vận tốc 40km/h, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số.

Đến 75km/h lại thực hiện quá trình như bước trên. Khi hạ số, phải căn cứ theo tốc độ xe đang vận hành, nhả nhẹ chân ga để hộp số hạ một cách từ từ. Mặc dù các hộp số hiện nay đã sử dụng rất nhiều cấp và cho phép nhảy cấp để đạt hiệu quả trong khả năng tăng tốc, nhưng chú ý trên các mẫu xe thông thường, lái xe không nên đạp sâu chân ga tránh việc sử dụng trong thời gian liên tục dễ gây hỏng hộp số.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 0903 753 611 (Mr Tuấn)

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Những thói quen nguy hiểm khi lái xe số tự động

Ưu điểm của xe số tự động là vận hành đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn vì được lược bỏ chân côn. Người lái chỉ cần quan tâm đến chân ga, chân phanh, “lên xe và đạp ga” là chạy chứ không lo xe chết máy hay phải chú ý sang số phù hợp. Tuy vậy, chính việc “lái nhàn” này đã khiến nhiều người chủ quan, gây ra những sai lầm nguy hiểm khi lái xe số tự động.

1. Sử dụng hai chân khi lái xe số tự động

Trên xe số sàn, tài xế cần dùng cả hai chân thì trên xe số tự động, tài xế chỉ cần dùng chân phải để điều khiển cả phanh và ga. Tuy vậy, có nhiều người cảm giác thừa chân trái và để tiện hơn nên đã sử dụng cả hai chân, chân phải dùng đạp ga, chân trái dùng đạp phanh. Đây là một thói quen nguy hiểm và cẩn phải thay đổi.

Dùng cả hai chân điều khiển xe số tự động tiềm ẩn nguy hiểm khi xảy ra những tình huống bất ngờ

 

Chân ga, chân phanh được thiết kế thẳng vị trí chân phải đưa ra theo đúng tư thế ngồi chắn chắn và an toàn nhất. Trong trường hợp cố với chân trái sang chân phanh thì tài xế sẽ bị vặn người, khiến người bị lệch khỏi vị trí ngồi an toàn, nhanh cảm thấy mỏi và gây hư cột sống.

Điều quan trọng hơn, nếu sử dụng cả hai chân, khi gặp những tình huống bất ngờ, tài xế có thể sẽ cuống quýt, đạp cả chân ga và chân phanh. Lúc này, do ga lớn nên tác dụng của phanh bị giảm đi rất nhiều. Xe khó có thể dừng lại như mong muốn.

Thực tế vẫn có những tài xế dùng cả hai chân để điều khiển xe số tự động. Tuy vậy, đây là những tay đua chuyên nghiệp hoặc có kỹ năng đặc biệt. Họ được đào tạo bài bản và tập luyện thuần thục để đua xe nên mới có thể điều khiển xe bằng hai chân an toàn trong đường đua.

2. Không chuyển sang chân phanh khi thôi ga

 

 Không chuyển chân phanh khi thôi ga là một thói quen vô cùng nguy hiểm

Không ít các tài xế có thói quen vẫn để chân chờ ở bàn đạp ga mà không chuyển sang chân phanh. Tuy vậy, theo nguyên tắc “không ga thì phanh” nên nếu không đạp ga thì chuyển ngay mũi chân sang để chờ phanh. Nếu bạn không chuyển sang chờ phanh mà cứ để ở chờ ga thì khi gặp tình huống nguy hiểm, bạn sẽ có phản ứng là nhấn lút ga, khiến xe chồm lên, tăng tốc bất ngờ.

Không chuyển chân phanh khi thôi ga cũng là thói quen rất nguy hiểm ngay khi bạn điều khiển xe số sàn. Tuy vậy, do xe số sàn có thêm chân côn cứu cánh, có tác dụng ngắt truyền động thì xe số tự động không có bộ phận này nên mức độ nguy hiểm tăng thêm nhiều lần.

3. Không dùng số thể thao khi lái xe số tự động

Số thể thao, số tay, số bán tự động là các cách gọi khác cho kiểu sang số bằng tay trên xe số tự động. Khi cần số ở chế độ này, xe không thể tự lên số theo tốc độ được mà tài xế sẽ tự chuyển số theo mục đích của mình.

Chế độ số thể thao xuất hiện trên cần số với các ký hiệu +, - hoặc M1, 2, L1, L2...

Thông thường, chế độ này xuất hiện ngay trên cần số với ký hiệu +, – hoặc M1, 2, L1, L2… Đối với xe thể thao hoặc xe sang (thậm chí nhiều xe phổ thông hiện nay) có trang bị tiện nghi hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay ngay trên vô-lăng. Ngoài việc liên quan đến sở thích kiểm soát sang số của tài xế thì số tay thường được sử dụng trong những trường hợp vượt xe khác hoặc xuống dốc.

Khi leo dốc, để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ, xe sẽ tự sang số nhưng khi xuống dốc, do xe lao theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao nên không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, các lái xe cần có kỹ năng đổ đèo bằng xe số tự động an toàn. Cụ thể, để đảm bảo vận tốc đổ đèo an toàn, lái xe sẽ chủ động về số tay 1, 2… phù hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc.

Nếu không dùng số tay, tài xế sẽ phải lạm dụng phanh để giảm tốc độ. Tuy vậy, giảm tốc bằng phanh không thể đều và mượt như giảm tốc bằng động cơ. Ngoài ra, việc lạm dụng phanh trong tình trạng khắc nghiệt có thể khiến phanh bị cháy, hủy tác dụng của hệ thống thủy lực.

Theo những người có kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc thì không phải ở mọi con dốc lái xe đều phải chuyển sang chế độ này. Tùy vào độ dốc, chiều dài dốc và tình trạng hoạt động của xe mà tài xế sẽ quyết định có sử dụng hay không.