Thẻ: kinh nghiệm lái xe

TƯ VẤN KỸ THUẬT SỬA CHỮA XE Ô TÔ PHẦN 3

Tiên Phong Auto trung tâm bảo dưỡng sửa chữa BMW, sửa chữa xe Mercedes, Audi, Lexus, Range Rover, Cadillac, Bentley,…  chuyên nghiệp tại HCM.

sửa bmw

1. Lỗi nâng hạ kính thì cần xử lý thế nào?

 Xe ô tô bị hiện tượng kẹt kính và không hạ nâng bình thường, thì cần giải quyết thế nào?

Tôi lái chiếc Toyota Camry E 2010, bảo dưỡng định kỳ đều đặn. Cách đây vài ngày, khi bấm nút nâng kính lên để mở máy lạnh, nhưng một cửa bên bị kẹt kính. Tôi bấm tới lui vài lần mà vẫn không di chuyển, phải thử dừng hơn 5 phút mới thực hiện được.

Tôi đưa xe vào garage kiểm tra thì motor cửa vẫn bình thường, cho vệ sinh lại gioăng cửa kính nhưng vẫn gặp lại hiện tượng cũ. Thợ máy tư vấn thêm là nên hàn chập 2 tấm đồng rờ-le nhiệt lại nhưng tôi không đồng tình. Hiện giờ tình trạng này vẫn chưa khắc phục được.

Mong các chuyên gia tư vấn thêm.

Câu hỏi từ bạn đọc: Tấn Phong (Đà Nẵng)

Trả lời:

Chào bạn, Tiên Phong Auto xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi kẹt kính:

  1. Ron kính và cụm cơ cấu kéo kính bị kẹt do thiếu chất bôi trơn như mỡ bò,… để giảm ma sát.
  2. Motor gần hết than sẽ có hiện tượng lúc hoạt động lúc không.

Giải pháp khắc phục:

  1. Làm vệ sinh và bổ sung thêm chất bôi trơn.
  2. Thay motor cửa kính.

sửa xe ô tô

Lỗi nâng hạ kính

2. Tư vấn chọn mua và lắp đặt khử mùi ion trên xe ô tô cũ

Trên một số dòng xe đời mới, hiện nay đã ứng dụng công nghệ làm lạnh khử mùi thì có thể lắp đặt cho ô tô cũ được không?

Qua tìm hiểu và hỏi thăm bạn bè, tôi biết được công nghệ làm lạnh khử mùi ion (Plasmacluster) đang có nhiều xe đời mới sử dụng như Kia Sedona, Honda Civic hay Chevroler Captiva… Với Honda Accord đời 2008, liệu xe tôi có thể sử dụng hệ thống này không? Cách chọn mua và lắp đặt thiết bị này như thế nào?

Mong các chuyên gia hỗ trợ giúp tôi.

Câu hỏi từ bạn đọc: Đình Phú (Hóc Môn)

Trả lời:

Chào bạn, Tiên Phong Auto xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Hiện nay công nghệ khử mùi Plasmacluster ion rất phổ biến, có nhiều dòng sản phẩm cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Đối với xe ô tô hiện thời ngoài thị trường có nhiều sản phẩm nhỏ gọn có thể để trong xe mà không cần phải lắp đặt. Theo Tiên Phong Auto bạn nên lựa chọn thiết bị của Sharp, sản phẩm có bán tại các trung tâm phân phối thiết bị điện tử.

  

 

3. Tư vấn về đèn pha bị hư hỏng

Hệ thống đèn pha bị trục trặc?

Tôi đang sử dụng xe Ford Escape, hệ thống đèn pha của xe tôi dạo này hay có vấn đề, đèn không phát sáng đủ, lúc sáng lúc không? Đôi khi chạy ngoài đường rất nguy hiểm, tôi có thể thay đèn pha, hay sửa chữa ở đâu cho hiệu quả, tôi đang sống ở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh?

Mong chuyên gia giúp đỡ!

Câu hỏi từ bạn đọc: Phúc Long (Cần Thơ)

Trả lời:

Chào bạn, Tiên Phong Auto xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

  • Khả năng bóng đèn và hệ thống chiếu sáng bị đoản mạch.
  • Về sửa chữa lỗi về hệ thống đèn, bạn có thể mang xe đến Tiên Phong Auto, số 2A Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp. HCM. Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô chuyên nghiệp tại TP HCM. Hotline hỗ trợ: 090 11 88 569.

sơn xe range rover

4. Tư vấn về vô lăng rung lắc

Vô lăng của tôi có hiện tượng bị kẹt, rung lắc mạnh mỗi khi tôi di chuyển vào các vòng xuyến không thể hoạt động trơn tru như trước.

Sử dụng được khoảng 2 năm hiện giờ vô lăng xe của tôi xảy ra tình trạng rung lắc, rất khó khăn trong việc điều khiển, nhất là khi di chuyển tại các khúc cua, vậy xin hỏi chuyên gia tôi phải làm thế nào?

Câu hỏi từ bạn đọc: Phước Vinh( Hà Tĩnh)

Trả lời:

Chào bạn, Tiên Phong Auto xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Việc vô lăng xe xuất hiện tình trạng rung lắc, khó khăn trong việc điều khiển có thể do rất nhiều nguyên nhân. Bạn nên đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe chuyên nghiệp để kiểm tra lại hệ thống lái, hệ thống treo và khung gầm.

 

5. Tư vấn về  vấn đề phanh không ăn

Phanh xe của tôi bình thường hoạt động khá tốt, nhưng thời gian gần đây tôi đạp phanh giảm tốc độ rất chậm gần như là không ăn phanh, vậy tôi phải làm thế nào?

Xe tôi mua được ba năm, hoạt động khá tốt, tuy nhiên thời gian gần đây, mỗi khi dừng lại tôi đạp phanh rất mạnh nhưng thấy tốc dộ giảm rất chậm, có phải phanh của tôi đã bị hư rồi không và cần thay phanh mới?

Câu hỏi từ bạn đọc Mạnh Hùng (Thái Bình)

Trả lời:

Chào bạn, Tiên Phong Auto xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trước tiên bạn nên đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chưa ô tô chuyên nghiệp để kiểm tra xem bố thắng có bị chai hoặc mòn hay không, kiểm tra dầu thắng có bị dơ hay không và heo thắng có hoạt động tốt hay không. Sau đó tùy vào bộ phận nào có vấn đề sẽ có hướng xử lý riêng theo từng trường hợp.

 

Hãy đến Tiên Phong Auto để tận hưởng dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa BMW, sửa chữa xe Mercedes, Audi, Lexus, Range Rover, Cadillac, Bentley,… một cách chuyên nghiệp. Với những người thợ nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, chúng tôi sẽ mang lại điều tốt nhất cho xe của bạn.

vòng bi ô tô bị hư

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP

GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Vui lòng liên hệ để nhận thông tin ưu đãi:

090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

3 sai lầm thường gặp khi đi ô tô số tự động

Đỗ xe để số D, về số N khi xuống dốc cho xe chạy theo quán tính vì tưởng tiết kiệm xăng, đạp “lút” chân ga để tăng tốc cho “sướng”… Đó là 3 sai lầm thường gặp khi lái xe ô tô số tự động.

Khi sử dụng xe số tự động, nhiều tài xế từng lái xe số sàn vẫn giữ thói quen cho xe số tự động, vì vậy nên dễ gây nên tình trạng hỏng hóc xe, làm giảm tuổi thọ. Bài viết sẽ cho bạn thấy tác hại của 3 lỗi thường gặp này gây hại cho xe thế nào.

 1 .Sử dụng số D khi dừng xe

Trong trường hợp đang chờ đen giao thông hay xui xẻo bị kẹt xe, không ít tài xế đi xe số tự động thường vẫn duy trì ở vị trí số D, đồng thời giữ phanh chân. Nếu trong thời gian ngắn, cách làm như vậy có thể coi là chấp nhận được. Nhưng khi thời gian dừng xe dài, cách tốt nhất bạn nên chuyển về số N hoặc P và giữ phanh chân.

bảo dưỡng sửa chữa xe

Bởi vì ở vị trí D, xe số tự động vẫn có xu hướng di chuyển về phía trước mặc dù rất nhỏ nên người ngồi trong khó mà cảm nhận được, đạp phanh trong thời gian dài chẳng khác nào cách sử dụng phanh cưỡng bức làm cho nhiệt độ dầu ở hộp số tăng lên. Dầu bôi trơn dễ biến chất, cộng thêm việc điều hòa đang làm việc, trạng thái hoạt động không tải luôn duy trì ở mức cao dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu.

 2. Về N khi xe đang đi đường dốc

Có nhiều tài xế muốn tiết kiệm nhiên liệu, họ thường về số N để chuyển động theo quán tính khi chạy ở tốc độ cao hoặc xuống dốc, thói quen này cũng từ việc đi xe máy hay dậm “âm côn” để tiết kiệm xăng vậy. Điều này rất dễ làm hỏng hộp số bởi vì khi đó vòng quay trục thứ cấp của hộp số tự động là rất lớn. Nhưng khi về N, xe ở chế độ không tải, bơm dầu của hộp số tự động không thể cung cấp đủ, bơm dầu không đủ thì sao mà bôi trơn đủ.

bảo dưỡng sửa chữa xe

Hơn nữa, đối với bộ ly hợp kép nhiều đĩa trong hộp số, tuy lực truyền đã bị tách rời, nhưng với các đĩa bị động khác vẫn vận hành ở tốc độ cao do lực kéo của bánh xe, trong khi vòng quay các đĩa chủ động của động cơ truyền động lại rất thấp. Khe hở giữa hai đĩa này lại rất nhỏ, dẫn đến hiện tượng dễ bị cộng hưởng và trơn trượt, tạo ra các hậu quả khôn lường. Chưa kể quán tính xe quá lớn làm tài xế không kịp đánh lái trong trường hợp khẩn cấp, dễ bị tai nạn.

 3. Đạp ga hết cỡ khi tăng tốc

Nhiều tài xế nghĩ chỉ cần để ở vị trí D và đạp ga hết cỡ là đạt tốc độ cao. Thật không ngờ đó lại là cách làm rất sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số”.

Với vị trí D, để đảm bảo duy trì tiết kết kiệm nhiên liệu, chỉ nhấn nhẹ chân ga sao cho xe đạt vận tốc 40km/h, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số.

Đến 75km/h lại thực hiện quá trình như bước trên. Khi hạ số, phải căn cứ theo tốc độ xe đang vận hành, nhả nhẹ chân ga để hộp số hạ một cách từ từ. Mặc dù các hộp số hiện nay đã sử dụng rất nhiều cấp và cho phép nhảy cấp để đạt hiệu quả trong khả năng tăng tốc, nhưng chú ý trên các mẫu xe thông thường, lái xe không nên đạp sâu chân ga tránh việc sử dụng trong thời gian liên tục dễ gây hỏng hộp số.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 0903 753 611 (Mr Tuấn)

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Lái xe an toàn ngày Tết cần lưu ý gì?

Tập thói quen chạy đúng luật, đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.

Tiên Phong Auto
Trước hết, điều bạn có là niềm tin. Không có lòng tin, không làm được việc gì cả. Khi đã đủ, tức tay lái đã khá vững (có thể chưa đi đường xa, nhưng được kiểm chứng lúc tập lái, nhận Giấy phép lái xe và trên những lần loanh quanh đường ngắn).
Thực hiện chuyến đường dài, chủ động trước vô-lăng, bạn nên thực hiện những công việc cần thiết:
1. Sức khỏe tốt
Đồng nghĩa rằng hôm trước chớ ăn uống quá mức. Đừng để vừa đi vừa giải quyết hậu quả các món ăn. Đừng để bia rượu làm bạn uể oải. Dĩ nhiên, cố gắng tránh chúc tụng quá đà, khiến bạn mất ngủ rồi lại gật gà hôm sau.
2. Trước khi đi, bạn nên kiểm tra: Thời tiết và xe
Thời tiết: Xem tin tức thời tiết và kết hợp với việc bạn quan sát thực tế. Trời miền bắc chắc chắn sẽ lạnh rồi, nhưng xem có mưa hay không. Mưa phùn làm đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nghĩa là bạn phải cẩn trọng hơn trong mọi tình huống.
Xe: Nếu xe riêng của gia đình, trước Tết nên cho vào xưởng kiểm tra bình ắc-quy, lốp, phanh… Nếu xe thuê tự lái, bạn nên bảo chủ cửa hàng kiểm tra giúp những điều đó, nhất là bình ắc-quy, lốp cùng hệ thống phanh. Tránh chuyện giữa đường nghỉ ngơi tí, xong đề không nổ do hết điện hay xịt lốp. Ngày đó khó kiếm chỗ sửa và gọi cứu hộ lắm đấy.
Sáng dậy, đi vòng quanh xe, nhìn 4 cái lốp xem có căng không (nếu chưa quen thì nên nhờ ai đó hoặc chỗ thuê xe), ta-lông lốp ở mức độ nào, 4 bánh có mòn ta-lông đều nhau không. Sau đó mở nắp ca-pô đằng trước, kiểm tra đổ nước mát và nước rửa kính đầy đủ nhé.
Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm bạn bối rối.
Kết hợp thử phanh thì thử côn (ly hợp) luôn (nếu là xe số sàn). Xem côn có “ngọt”? Có dắt số khó vào không. Làm thế để dọc đường bạn chủ động và “biết” về tật của “vợ hai”.
Kiểm tra vật dụng. Bộ phụ tùng, lốp dự phòng, có thể có thêm mấy đoạn dây điện và đèn pin. Bạn nên biết cách thay lốp dự phòng. Vật dụng cá nhân như nước, đĩa nhạc, giấy vệ sinh, túi nilon…đồ ăn dọc đường.
3. Lên đường
Ngồi lên cabin, trước mặt là vô-lăng rồi. Thở một hơi thật sâu, chỉnh ghế và gương ở vị trí hợp lý nhất. Thắt dây an toàn, nhắc vợ kiểm tra lại lần cuối còn thiếu gì không (vì nếu thiếu, dọc đường cứ hay lăn tăn nghĩ đến thứ thiếu đó sẽ mất tập trung). Có thể buông một câu đùa vui với vợ và cậu con trai.
Nổ máy và để xe tự nhiên khoảng 15-30 giây nhé. Tai lắng nghe, xem tiếng máy có gì lạ? Mắt quan sát hệ thống đèn báo động cơ, đèn báo cửa chưa đóng kín, đồng hồ báo xăng…thử luôn hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Nếu có bất thường thì phải khắc phục ngay.
Đấm số, nới côn, thả lỏng tâm hồn, vẫy tay hôn tạm biệt mọi người và từ từ lăn bánh!
Bạn hãy nhớ cho mình câu này thôi: Mười vụ tai nạn chín vụ nhanh, Xe nhanh anh hùng không được lái. Bình tĩnh mà đi nhé bạn, không vội vã, không lấn đường, không bực tức, không cản đường thằng khác. Nhanh chóng nhớ lại những gì học ở trường dạy lái, ở sách vở, báo chí, bạn bè để có chút kiến thức cho cuộc hành trình. Đi đúng tốc độ qui định.
Lễ Tết các “anh ý” không làm anh hùng núp đâu, nhưng tập thói quen chạy đúng luật. Đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.
Hãy thư thả, “chú nhất, anh bét chứ không cần làm nhì”. Anh cứ cho chú đi trước còn anh thư thả anh đi. Anh đi thì anh đến, chú chạy thì chú cũng đến nhưng coi chừng đến bệnh viện! Một điều nữa, hãy nhớ xe mình là “vỏ trứng”. Dễ “vỡ” lắm đấy nên xử lý non đi (ở đây không phải là non tay) mà là xử lý sớm chút. Đừng đến đít rồi mới phanh dúi phanh dụi, nhất là trời mưa đường trơn. Bạn có nguy cơ hôn đít xe khác. Chán lắm! Xe sau hôn đít bạn thì bạn cũng không vui tí nào.
Cố gắng côn số hợp lý, đừng để xe chết máy, đừng chạy quá chậm hoặc giật cục. Đừng có thói quen hơi một chút là phanh đỏ đít lên, xe sau khó chịu lắm và nó sẽ cố vượt, dễ gây chuyện đó. Phóng tầm mắt quan sát rộng và xa ra, tiên đoán tình huống. Có thể vượt khi được phép hoặc an toàn. Xe yếu đừng cố quá nhé.
Quan sát kỹ xe chạy trước hoặc ngược chiều. Và điều nữa là đừng bao giờ xa rời gương chiếu hậu!
Nếu có thói quen hút thuốc nên nghỉ hút chứ đừng vừa chạy vừa hút. Có điện thoại nên để vợ nghe (nhạy cảm thì cúp ngay) vì nếu chạy chưa quen dễ mất tập trung lắm. Gặp sự cố, quan trọng là bình tĩnh. Ví dụ như có xe cắt mặt, đánh võng hoặc phanh gấp thì kìm nén hết sức, xử lý tình huống.
Hoặc chậm chậm mà đi, hoặc là dừng lại cho nó đi hẳn. Sẵn sàng bấm 113 khi cần. Đừng ngại!
Nói nhiều quá rồi, dù còn muốn nói nhiều nữa vì ai chả có những bước chập chững đầu tiên. Sau cuộc đi, bạn sẽ rút nhiều kinh nghiệm!
Bạn hãy nhớ giúp: Bình tĩnh, tự tin, chậm mà chắc, đến đích an toàn! Trên đây chỉ là những điều đúc rút từ bản thân, mong bạn đọc có thêm kinh nghiệm tí nào thì hay tí đó.

Những thói quen nguy hiểm khi lái xe số tự động

Ưu điểm của xe số tự động là vận hành đơn giản hơn nhiều so với xe số sàn vì được lược bỏ chân côn. Người lái chỉ cần quan tâm đến chân ga, chân phanh, “lên xe và đạp ga” là chạy chứ không lo xe chết máy hay phải chú ý sang số phù hợp. Tuy vậy, chính việc “lái nhàn” này đã khiến nhiều người chủ quan, gây ra những sai lầm nguy hiểm khi lái xe số tự động.

1. Sử dụng hai chân khi lái xe số tự động

Trên xe số sàn, tài xế cần dùng cả hai chân thì trên xe số tự động, tài xế chỉ cần dùng chân phải để điều khiển cả phanh và ga. Tuy vậy, có nhiều người cảm giác thừa chân trái và để tiện hơn nên đã sử dụng cả hai chân, chân phải dùng đạp ga, chân trái dùng đạp phanh. Đây là một thói quen nguy hiểm và cẩn phải thay đổi.

Dùng cả hai chân điều khiển xe số tự động tiềm ẩn nguy hiểm khi xảy ra những tình huống bất ngờ

 

Chân ga, chân phanh được thiết kế thẳng vị trí chân phải đưa ra theo đúng tư thế ngồi chắn chắn và an toàn nhất. Trong trường hợp cố với chân trái sang chân phanh thì tài xế sẽ bị vặn người, khiến người bị lệch khỏi vị trí ngồi an toàn, nhanh cảm thấy mỏi và gây hư cột sống.

Điều quan trọng hơn, nếu sử dụng cả hai chân, khi gặp những tình huống bất ngờ, tài xế có thể sẽ cuống quýt, đạp cả chân ga và chân phanh. Lúc này, do ga lớn nên tác dụng của phanh bị giảm đi rất nhiều. Xe khó có thể dừng lại như mong muốn.

Thực tế vẫn có những tài xế dùng cả hai chân để điều khiển xe số tự động. Tuy vậy, đây là những tay đua chuyên nghiệp hoặc có kỹ năng đặc biệt. Họ được đào tạo bài bản và tập luyện thuần thục để đua xe nên mới có thể điều khiển xe bằng hai chân an toàn trong đường đua.

2. Không chuyển sang chân phanh khi thôi ga

 

 Không chuyển chân phanh khi thôi ga là một thói quen vô cùng nguy hiểm

Không ít các tài xế có thói quen vẫn để chân chờ ở bàn đạp ga mà không chuyển sang chân phanh. Tuy vậy, theo nguyên tắc “không ga thì phanh” nên nếu không đạp ga thì chuyển ngay mũi chân sang để chờ phanh. Nếu bạn không chuyển sang chờ phanh mà cứ để ở chờ ga thì khi gặp tình huống nguy hiểm, bạn sẽ có phản ứng là nhấn lút ga, khiến xe chồm lên, tăng tốc bất ngờ.

Không chuyển chân phanh khi thôi ga cũng là thói quen rất nguy hiểm ngay khi bạn điều khiển xe số sàn. Tuy vậy, do xe số sàn có thêm chân côn cứu cánh, có tác dụng ngắt truyền động thì xe số tự động không có bộ phận này nên mức độ nguy hiểm tăng thêm nhiều lần.

3. Không dùng số thể thao khi lái xe số tự động

Số thể thao, số tay, số bán tự động là các cách gọi khác cho kiểu sang số bằng tay trên xe số tự động. Khi cần số ở chế độ này, xe không thể tự lên số theo tốc độ được mà tài xế sẽ tự chuyển số theo mục đích của mình.

Chế độ số thể thao xuất hiện trên cần số với các ký hiệu +, - hoặc M1, 2, L1, L2...

Thông thường, chế độ này xuất hiện ngay trên cần số với ký hiệu +, – hoặc M1, 2, L1, L2… Đối với xe thể thao hoặc xe sang (thậm chí nhiều xe phổ thông hiện nay) có trang bị tiện nghi hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay ngay trên vô-lăng. Ngoài việc liên quan đến sở thích kiểm soát sang số của tài xế thì số tay thường được sử dụng trong những trường hợp vượt xe khác hoặc xuống dốc.

Khi leo dốc, để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ, xe sẽ tự sang số nhưng khi xuống dốc, do xe lao theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao nên không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, các lái xe cần có kỹ năng đổ đèo bằng xe số tự động an toàn. Cụ thể, để đảm bảo vận tốc đổ đèo an toàn, lái xe sẽ chủ động về số tay 1, 2… phù hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc.

Nếu không dùng số tay, tài xế sẽ phải lạm dụng phanh để giảm tốc độ. Tuy vậy, giảm tốc bằng phanh không thể đều và mượt như giảm tốc bằng động cơ. Ngoài ra, việc lạm dụng phanh trong tình trạng khắc nghiệt có thể khiến phanh bị cháy, hủy tác dụng của hệ thống thủy lực.

Theo những người có kinh nghiệm lái xe đường đèo dốc thì không phải ở mọi con dốc lái xe đều phải chuyển sang chế độ này. Tùy vào độ dốc, chiều dài dốc và tình trạng hoạt động của xe mà tài xế sẽ quyết định có sử dụng hay không.