Thẻ: dầu phanh

Phanh Không Ăn Dù Đã Đạp Hết Cỡ

Khi bạn đang di chuyển trên đường và cần phanh gấp, mặc dù đã đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn. Đa phần vấn đề do thiếu dầu, hở gioăng, nhưng đôi khi lại do hở xi-lanh bánh xe hoặc ổ trục dơ.

Đạp hết cỡ nhưng phanh không ăn

Hệ thống phanh bắt đầu từ xi-lanh chính, lực đạp phanh đẩy pít-tông di chuyển nén dầu. Áp suất dầu nén kích xi-lanh bánh xe ép má phanh và đĩa phanh (cơ cấu phanh đĩa), hoặc guốc phanh vào tang trống (cơ cấu phanh tang trống). Lực ma sát tạo ra bên trong cơ cấu phanh kìm bánh quay chậm lại.

Trong tình huống đạp phanh chạm sàn mà phanh không ăn, bạn có thể sử dụng phanh tay, phanh bằng động cơ để dừng xe. Các phương án này thường vận hành thiếu ổn định, tùy thuộc vào khả năng xử lý tình huống của từng lái xe. Do đó cần khắc phục vấn đề hệ thống phanh chính không ăn ngay khi có thể.

Thiếu dầu phanh

phanh khong an

Hiển nhiên khi má phanh mòn, dầu trong bầu chứa của xi-lanh chính sẽ tụt xuống. Nhưng nếu má tốt mà thiếu dầu, chứng tỏ hệ thống đã hở ở đâu đó. Các vị trí đấu nối hoặc khu vực liên kết giữa phần cố định và di động của đường dầu thường là nơi dễ bị tổn thương nhất.

Dầu đầy trong xi-lanh chính cũng cần kiểm tra rò rỉ ở đuôi xi-lanh chính. Nếu xuất hiện dầu ở vòng đệm thì xi-lanh chính cần phải thay thế, nhưng trước đó hãy kiểm tra và sửa chữa rò rỉ trên đường ống.

Do hở đệm kín, khi đạp phanh dầu phía trước pít-tông qua khe hở lọt về sau và quay về đường dầu hồi. Không tạo được áp lực dầu, phanh không ăn.

Rơ trục bánh xe

Ổ trục giữ bánh ở đúng vị trí khi quay. Nếu bị lỗi sẽ làm đĩa phanh hoặc tang trống đảo. Lúc bánh quay, chúng ép má phanh (guốc phanh) tụt vào trong. Khi đạp phanh, dù chân phanh chạm sàn lượng dầu vẫn không bù hết khe hở trong cơ cấu phanh. Trong tình huống này, có thể đạp liên lục 2 hoặc 3 lần, hệ thống sẽ được bù dầu và quay lại làm việc bình thường.

Khí lọt vào đường dầu

Yên phanh hoặc xi-lanh bánh xe bị lỗi, chúng có thể cho khí lọt vào đường ống khi tài xế nhả phanh (chân phanh hồi về). Áp suất dầu bị các bọt khí triệt tiêu dẫn đến mất phanh. Hệ thống cần được xả e (xả khí), nhưng trước đó phải khắc phục khe hở để tránh sự cố lần sau.

Nếu xe của bạn gặp sự cố về phanh không ăn, hãy mang đến garage uy tín sửa chữa ngay để đảm bảo cho an toàn của chính bạn và chiếc xe.  Tiên Phong Auto là garage chuyên nghiệp, chất lượng, với đội ngũ kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng những trang thiết bị hiện đại nhất sẽ kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn giải pháp tốt nhất cho chiếc xe yêu quý của bạn.

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp

Dầu thắng ô tô và những điều cần lưu ý

Ngoài việc thay dầu động cơ thì việc thường xuyên kiểm tra và thay dầu định kỳ cho hệ thống phanh thủy lực trên xe hơi cũng là điều tối quan trọng.

phanh_0617_02
Là huyết mạch của hệ thống phanh thủy lực của ô tô, dầu phanh đóng vai trò quyết định tới sự vận hành an toàn của xe. Dầu phanh có đặc tính vật lý khác hoàn toàn với các loại dầu mỡ bôi trơn động cơ, dầu trợ lực lái. Nếu như các loại dầu này có tác dụng làm giảm ma sát, làm mát ổ trục máy… thì dầu phanh lại đảm nhận vai trò truyền lực là chủ yếu. Do mang đặc tính không chịu nén của chất lỏng nên dầu phanh có thể truyền lực tác động từ bàn đạp phanh đến các bộ phận của hệ thống phanh một cách chính xác nhất. Chức năng truyền lực này đòi hỏi dầu phanh phải có độ nhớt khá cao trong khi chỉ số độ nhớt lại nhỏ. Tính chất hóa lý của dầu phanh phải ổn định, độ bay hơi thấp và điều đặc biệt là không có bọt.

Các dòng xe ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng 3 loại dầu phanh chính gồm dầu DOT 3, DOT 4 và DOT 5. Trong đó loại DOT 3 và DOT 4 được sử dụng phổ biến và chúng có đặc tính háo nước còn DOT 5 thì không có tính háo nước.

Cần kiểm tra dầu phanh sau một thời gian sử dụng nhất định để luôn đảm bảo mức dầu cho phép xe vận hành an toàn. Khi phát hiện mức dầu xuống thấp, dầu bị nhiễm không khí hoặc nước, cần kịp thời bổ sung hoặc thay dầu.

Các bước kiểm tra dầu phanh.

dung-chu-quan-voi-dau-phanh-1

Mở nắp ca-pô và quan sát bình dầu phanh. Bình này có 2 vạch: vạch trên ghi chữ “fill to”, “full”, hoặc “maximum”; vạch dưới ghi chữ “add” hoặc “minimum”. Một số dòng xe đời mới, trên bình dầu phanh có gắn cảm biến mức dầu. Khi dầu xuống dưới mức thấp đèn báo hiệu sẽ nổi trên táp-lô.

Dầu phanh ở mức thấp có thể do rò rỉ trong hệ thống phanh hoặc má phanh, đĩa phanh quá mòn. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể bổ sung thêm dầu nhưng phải hút bớt đi khi thay má hoặc đĩa phanh mới.

Lưu ý sử dụng đối với dầu phanh

– Thay dầu phanh định kỳ mỗi 40.000km vận hành hoặc từ 2-3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Dầu phanh có tính tẩy sơn mạnh, vì vậy tuyệt đối không để dầu phanh tiếp xúc với vỏ xe.

– Tốt nhất là nên sử dụng đúng loại dầu phanh được nhà sản xuất khuyến cáo.

– Không sử dụng dầu DOT 5 cho những xe được khuyến cáo dùng dầu phanh DOT 3 hoặc DOT 4.

– Có thể dùng dầu DOT 4 cho hệ thống phanh dùng dầu DOT 3 nhưng không nên làm ngược lại.

– Không nên dùng dầu trong lọ đã mở ra quá lâu (khoảng 1 năm).

 

TIÊN PHONG AUTO

Phương châm phục vụ

NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC – CHUYÊN NGHIỆP – GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đường dây nóng: 090.11.88.569 ( Đức )

Địa chỉ: 2A Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh